[Chia sẻ] Đau bụng kinh là gì? Tất tần tật các kiến thức cần thiết

Hà Thị Huệ Tác giả Bác sĩ : Hà Thị Huệ Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản phụ khoa Xem đầy đủ >>
1136 Ngày đăng: 09-07-2020

Đau bụng kinh là gì? tất tần tật các các kiến thức cần thiết về đau bụng kinh ra sao? Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên mà bất kỳ chị em nào cũng gặp phải từ độ tuổi dậy thì đến hết độ tuổi mãn kinh. Theo chuyên gia, một chu kỳ kinh nguyệt ổn định cho thấy sức khỏe sinh sản của chị em khá tốt. Nhưng nhiều khi, kinh nguyệt lại trở thành cơn ác mộng đối với những chị em thường xuyên gặp phải tình trạng đau bụng kinh dữ dội.

đau bụng kinh là gì
Tìm hiểu chung về hiện tượng đau bụng kinh là gì

Tìm hiểu chung về hiện tượng đau bụng kinh

Đau bụng kinh là triệu chứng khá phổ biến liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt mà bất kỳ chị em nào cũng gặp phải một vài lần trong đời. Triệu chứng đau bụng kinh thường kèm theo những cơn co rút vùng bụng dưới, có thể lan sau lưng và vùng phía hai đùi trước.

ở mỗi chị em, cơn đau bụng kinh xuất hiện khác nhau, có thể đau nhói một chút hoặc cơn đau âm ỉ kéo dài, cơn đau dữ dội,,,,Thông thường đau bụng kinh dễ bị chị em xem nhẹ bỏ qua mà không biết rằng triệu chứng này tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm không thể xem thường.

Đau bụng kinh là gì?

Theo bác sĩ Hà Thị Huệ – bác sĩ chuyên khoa cấp 1 chuyên ngành Sản phụ khoa đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế thì đau bụng kinh (thống kinh) là chứng đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, thường bắt đầu khoảng thời gian trước, trong, sau kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này được hình thành do hormone Prostaglandin trong cơ thể nữ giới được giải phóng trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Hormone prostaglandin không chỉ gây nên co bóp tại cơ tử cung mà còn thúc đẩy co bóp của các mạch máu trong đó khiến các cơn đau bụng dưới xuất hiện. Hiện nay, đau bụng kinh được chia thành 2 loại là đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát.

Triệu chứng thường gặp của hiện tượng đau bụng kinh?

Triệu chứng đau bụng kinh thường không xuất hiện đơn lẻ mà kèm theo những dấu hiệu đặc trưng như sau:

  • Triệu chứng đau âm ỉ, đau nhẹ hoặc dữ dội (đau nhất trong vòng 24h xuất hiện có kinh)
  • Đau lưng dưới, đau mỏi chân
  • Cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt
  • Kinh nguyệt màu đen, nhiều cục máu đông
  • Tiêu chảy, buồn nôn, đầy bụng,….
  • Toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, chóng mặt
  • Cơn đau bụng giảm sau 2-3 ngày hành kinh

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh

Đau bụng kinh là gì
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh

Như đã trình bày nêu trên, đau bụng kinh được chia thành 2 nhóm nguyên phát và thứ phát với những nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • Trường hợp đau bụng kinh nguyên phát:

Cơn đau bụng thường xuất hiện ở bạn gái mới bước vào độ tuổi dậy thì khi buồng trứng và các cơ quan sinh sản hoạt động chưa ổn định. Rối loạn kinh nguyệt kèm theo đau bụng kinh thường xuất hiện trong vòng 2 – 3 năm đầu, sau đó giảm hoặc mất dần. Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát là do sự co bóp quá mức của cơ trơn tử cung nhằm đẩy máu kinh ra ngoài. Ngoài ra, đối với một số bạn gái có tử cung quá hẹp hoặc tử cung nằm không bình thường cũng sẽ gặp tình trạng đau này mà chị em không nên chủ quan.

  • Trường hợp đau bụng kinh thứ phát

Những cơn đau bụng kinh thứ phát thường kéo dàu trong ngày ngày trước và trong thời điểm có kinh 1 vài ngày. Mức độ đau tăng dần và có thể không biến mất ngay cả khi giai đoạn hành kinh kết thúc. Đau bụng kinh thứ phát thường gặp ở chị em ở độ tuổi sinh sản từng sinh đẻ nhiều lần, can thiệp ngoại khoa không an toàn tại cơ quan sinh dục…..Nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát có thể do:

  • Lạc nội mạc tử cung: là một trong những bệnh lý phụ khoa khá nguy hiểm xuất hiện phổ biến với tình trạng đau bụng kinh dữ dội với hai biến chứng phổ biến là vô sinh và ung thư. Lạc nội mạc có liên quan mật thiết với buồng trứng hình thành nên u lạc nội mạc tử cung. Theo đó, thường gặp là các mô tuyến tử cung sẽ phát triển ở bên ngoài tử cung, trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các mô xếp khung xương chậu người bệnh.
  • U xơ tử cung: có thể gây nên những cơn đau bụng kinh kèm theo các triệu chứng khí hư nhiều có mùi hôi, rối loạn kinh nguyệt, đau thậm chí ra máu khi quan hệ, triệu chứng đau vùng bụng, vùng lưng, vùng xương chậu,…
  • Cổ tử cung hẹp: là nguyên nhân cản trở dòng máu kinh nguyệt dễn tới áp xuất bên trong tử cung gây đau bụng kinh vô cùng khó chịu.
  • Do đặt vòng tránh thai: là một trong những dụng cụ tránh thai được áp dụng phổ biến tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, đặt vòng tránh thai không an toàn có thể dẫn tới một số tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng kinh,….
  • Viêm vùng chậu: xuất hiện với triệu chứng tình trạng đau vùng bụng dưới khó chịu khi đến ngày kinh, vùng lưng, đau vùng xương chậu, khí hư bất thường có mùi hôi khó chịu, biểu hiện ra máu âm đạo bất thường không phải chu kỳ kinh nguyệt,…

Đau bụng kinh không chỉ khiến chị em khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt mà tình trạng này nếu kéo dài không được khắc phục sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản của chị em.

Các biện pháp chữa trị đau bụng kinh

Đau bụng kinh là gì
Các biện pháp chữa trị đau bụng kinh

Hiện nay có nhiều cách khắc phục tình trạng tại nhà đau bụng kinh mà chị em có thể tham khảo:

  • Chườm nóng: bạn có thể sử dụng túi chườm nóng sẽ giúp làm giảm cơn đau bụng kinh.
  • Sử dụng thực phẩm giàu canxi và magie: có trong thực phẩm có mày xanh như bơ, sữa chua, socola….có thể tác động giúp cổ tử cung giãn ra, giảm đau bụng linh.
  • Ngải cứu: là một trong những vị thuốc dân gian hữu hiệu có thể giúp giảm đau bụng kinh. Theo đó, bạn có thể dùng ngải cứu đun sôi lấy nước uống hoặc xào ngải cứu với trứng….
  • Uống nước ép dứa cà rốt: đây là một trong những loại nước ép có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng kinh, giúp cơ thể bớt mệt mỏi…

Tuy nhiên, những cách làm trên chỉ có tác dụng đối với nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát hoặc do cơn co tử cung gây nên. Trường hợp đau bụng kinh do bệnh lý thì chị em cần phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Đau bụng kinh khi nào gặp bác sĩ?

Đau bụng kinh là gì
Đau bụng kinh khi nào gặp bác sĩ

Trong các trường hợp đau bụng kinh dưới đây cần phải sớm gặp bác sĩ, cụ thể:

  • Đau bụng kinh dữ dội kéo dài
  • Đau bụng kinh kèm theo rong kinh,
  • Kèm theo kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt quá ít hoặc quá nhiều, kinh vón cục, mùi hôi.
  • Đau bụng kinh kèm theo đau rát âm đạo, chảy máu bất thường,…

Khi có những dấu hiệu trên, chị em có thể trực tiếp đến phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế để được bác sĩ thăm khám, tư vấn hỗ trợ điều trị kịp thời. Chị em tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Phòng khám Đa Khoa Y học Quốc Tế- trực thuộc quản lý của Sở y tế Hà Nội chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa, nam khoa, điều trị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đau bụng kinh,…. với hệ thống thiết bị y tế hiện đại, công nghệ tiên tiến giúp chẩn đoán bệnh nhanh, chính xác; đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa ưu tú giỏi, nhiều năm kinh nghiệm; phương pháp điều trị bệnh độc đáo và hiệu quả. Sử dụng thuốc chuyên khoa tây y để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, sử dụng công nghệ ánh sáng sinh học tiêu viêm. Đối với một số trường hợp có thể cần can thiệp ngoại khoa. Sau đó sử dụng thêm phương pháp tăng cường miễn dịch cơ thể bằng các bài thuốc thông lâm, bổ huyết, hồi phục sức khỏe nhanh đồng thời ngăn chặn bệnh tái phát.

Phương pháp điều trị bệnh tại đây hướng tới: giảm tác dụng phụ của thuốc tây y, tăng cường sức khỏe, cân bằng môi trường âm đạo, ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả được chứng minh trên lâm sàng.

Bên cạnh đó, thủ tục khám bệnh tại đây khá nhanh chóng, chi phí niêm yết công khai phù hợp với quy định của bộ y tế.

Đau bụng kinh là gì

Nếu còn băn khoăn, thắc mắc gì về đau bụng kinh và cách khắc phục hoặc các vấn đề về mắc bệnh lý phụ khoa, bạn hãy nhấn chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn hoặc có thể gọi theo số(04) 38.255.599 –  083.663.3399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Xem thêm:

– Abortion https://en.wikipedia.org/wiki/Abortion Truy cập ngày: 09/07/2020.

– Abortion https://www.nhs.uk/conditions/abortion/Truy cập ngày: 09/07/2020.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 11-07-2020

Bài viết liên quan
bi-rong-kinh-co-nguy-hiem-khong04TH08 Bị rong kinh có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Bị rong kinh có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Rong kinh là hiện tượng khá phổ biến ở nữ giới và có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, từ tuổi dậy thì, tuổi hoạt động sinh dục đến tuổi tiền mãn kinh. Tình trạng rong […]

rong-kinh-la-gi-nguyen-nhan-trieu-trung-va-cach-dieu-tri04TH08 [Giải đáp] Rong kinh là gì? Nguyên nhân, triệu trứng và cách điều trị

Bạn có dấu hiệu rong kinh, ngày kinh kéo dài, số lượng kinh ra nhiều khiến bạn vô cùng lo lắng không biết rong kinh là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào hiệu quả nhất? Để giải đáp những thắc mắc này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi […]

cach-tri-dau-bung-kinh-tai-nha-don-gian-va-hieu-qua31TH07 10 cách trị đau bụng kinh tại nhà đơn giản và hiệu quả

Đau bụng kinh là tình trạng thường gặp ở nữ giới với mức độ biểu hiện khác nhau. Có người chỉ bị đau bụng nhẹ, vẫn có thể sinh hoạt, làm việc như bình thường nhưng có người lại bị đau bụng dữ dội, đau thắt từng cơn khiến cơ thể trở nên vô cùng […]

bi-dau-bung-kinh-nen-uong-thuoc-gi29TH07 Bị đau bụng kinh nên uống thuốc gì? Những loại thuốc giảm đau an toàn

Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến ở nữ giới với mức độ biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Có người chỉ hơi khó chịu một chút ở vùng bụng dưới nhưng có người bị co thắt dữ dội, thậm chí cơn đau còn lan sang cả vùng […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế