Bị đau bụng kinh nên uống thuốc gì? Những loại thuốc giảm đau an toàn

Đinh Thị Quỳnh Huế Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản phụ khoa Xem đầy đủ >>
1293 Ngày đăng: 29-07-2020

Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến ở nữ giới với mức độ biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Có người chỉ hơi khó chịu một chút ở vùng bụng dưới nhưng có người bị co thắt dữ dội, thậm chí cơn đau còn lan sang cả vùng thắt lưng cũng các khu vực lân cận gây nhiều phiền toái tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đa phần khi không thể chịu đựng được nữa, nữ giới sẽ tìm đến một số loại thuốc để giảm bớt cơn đau cùng những phiền toái của nó. Vậy, bị đau bụng kinh nên uống thuốc gì? Những loại thuốc giảm đau an toàn sẽ được liệt kê trong bài viết dưới đây.

Bị đau bụng kinh nên uống thuốc gì? 5 loại thuốc giảm đau thông dụng

Dưới đây là 5 loại thuốc giúp nữ giới giảm đau bụng kinh mỗi khi tới ngày được nhiều người sử dụng:

+ Đau bụng kinh nên uống gì – Mefenamic acid 

đau bụng kinh nên uống thuốc gì
Thuốc Mefenamic acid 

 

Mefenamic acid là một trong các loại thuốc giảm đau không steroid thường được dùng để điều trị đau bụng kinh với liều dùng không quá 7 ngày. Khi dùng loại thuốc này, nữ giới có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa, giảm tiểu cầu, thiếu máu. Trường hợp cơ thể mất nước, có tiền sử động kinh cần cẩn trọng khi sử dụng mefenamic acid. Nếu bị viêm loét dạ dày, mắc bệnh hen, đang có thai hay mẫn cảm với thuốc thì nữ giới tuyệt đối không được dùng loại thuốc này.

+ Đau bụng kinh nên uống thuốc gì – Thuốc đau bụng kinh cataflam

đau bụng kinh nên uống thuốc gì
Thuốc đau bụng kinh cataflam

Cataflam cũng là một dạng thuốc giảm đau không steroid với thành phần chính là natri của Diclofenac. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị. Nếu sử dụng liều cao trong thời gian dài còn có thể gây viêm loét đường tiêu hóa, tăng men gan, giảm chức năng thận. Trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng, mắc bệnh hen, suy gan thận nặng, mẫn cảm với thuốc thì không được dùng loại thuốc này.

+ Bị đau bụng kinh nên uống thuốc gì – Thuốc đau bụng kinh dolfenal

Thuốc Dolfenal thường được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp bị đau bụng kinh mức độ từ nhẹ tới trung bình. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để trị các triệu chứng đau nửa đầu xương khớp, đau răng hay đau toàn thân. Trường hợp bị suy giảm chức năng gan, thận không nên sử dụng loại thuốc này. Trường hợp có vấn đề về dạ dày thì cần thận trọng khi dùng thuốc.

+ Đau bụng kinh nguyệt nên uống thuốc gì – Thuốc đau bụng kinh diclofenac

Diclofenac là thuốc giảm đau kháng viêm không steroid chuyên trị đau bụng kinh, đau viêm cấp tính ở người bị chấn thương, bệnh nhân mới làm phẫu thuật hoặc đau nửa đầu, đau do thấp khớp. Hầu hết tác dụng phụ thường gặp ở loại thuốc này là rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc này nhiều lần có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Nữ giới cần ngưng sử dụng thuốc và thăm khám ngay khi thấy đau ngực, suy nhược, ho ra máu, nôn mửa, sốt, sưng mặt…

+ Bị đau bụng kinh nên uống gì – Thuốc đau bụng kinh metalam

đau bụng kinh nên uống thuốc gì
huốc đau bụng kinh metalam

Metalam thường được chỉ định điều trị ngắn hạn viêm đau sau chấn thương, phẫu thuật hoặc đau bụng kinh, viêm đau cấp tính trong sản phụ khoa. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là đau vùng thượng vị, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, trướng bụng, khó tiêu, chán ăn, nhức đầu, ù tai. Trường hợp loét dạ dày, hen, co thắt phế quản, suy thận, suy gan, đang mang thai 3 tháng cuối hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc thì không nên sử dụng.

Ngoài 5 loại thuốc trên còn có một số loại thuốc khác chuyên dùng để điều trị đau bụng kinh là: hyoscinum, alverin, paracetamol, fenaflam…

Xem thêm: Bị đau bụng kinh nên ăn gì cho đỡ đau?

Lưu ý khi đau bụng kinh uống thuốc

Sử dụng thuốc khi bị đau bụng kinh có thể giúp chị em loại bỏ những cơn đau, tiếp tục duy trì những hoạt động thường ngày trong thời gian hành kinh nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khi sử dụng. Đặc biệt, nếu chị em lạm dụng thuốc trong thời gian dài hay tự ý tăng liều cao hơn so với quy định, chỉ định của bác sĩ thì sẽ rất nguy hiểm với một số hậu quả có thể kể đến như:

  • Mỏng nội mạc tử cung.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mỡ máu.
  • Gây hại cho dạ dày, gan, thận.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, rong kinh.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Tốt nhất là chị em chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh khi cơn đau có tính chất dữ dội, đau nhiều đến mức không thể thực hiện các hoạt động thường ngày đồng thời nhờ sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất với bản thân, tránh tùy tiện sử dụng mà khiến tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Trường hợp đau bụng nhẹ có thể áp dụng một số bí quyết sau để giảm bớt cơn đau:

  • Chườm ấm bụng
  • Bổ sung những thực phẩm giàu axit béo, omega 3, canxi như cá hồi, súp lơ xanh, bơ, sữa chua…
  • Tránh đồ ăn dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng.
  • Tránh uống cà phê, nước ngọt có gas hay dùng các loại đồ uống chứa cồn.
  • Giảm bớt khối lượng công việc trong những ngày hành kinh.
  • Tập luyện một vài môn thể dục thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… để khí huyết lưu thông dễ hơn hơn, cơ quan vận động nhịp nhàng, mang lại sự thoải mái trong kỳ “đèn đỏ”.

Ngoài ra, khi dùng thuốc đau bụng kinh, chị em cần lưu ý thêm một số điều sau:

  • Không sử dụng thuốc tân dược kết hợp với thuốc thảo dược.
  • Mỗi loại thuốc tây sẽ có những quy định về liều lượng và đối tượng sử dụng nhất định. Hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
  • Một số trường hợp sử dụng thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh tuy nhiên chị em tuyệt đối không được làm theo cách này. Sử dụng thuốc tránh thai bừa bãi có thể gây vô sinh và tăng nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm.

đau bụng kinh nên uống thuốc gì

Hi vọng dựa vào bài viết này, bạn đọc đã biết được Bị đau bụng kinh nên uống thuốc gì, khi nào thì nên uống, khi nào thì không nên. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn có thể nhấp chuột [tại đây] hoặc gọi tới đường dây nóng: (024) 38255599 -083.66.33.399 để được giải đáp ngay (hoàn toàn miễn phí).

Xem thêm:

– Abortion https://en.wikipedia.org/wiki/Abortion Truy cập ngày: 29/07/2020.

– Abortion https://www.nhs.uk/conditions/abortion/Truy cập ngày: 29/07/2020.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 29-07-2020

Bài viết liên quan
bi-rong-kinh-co-nguy-hiem-khong04TH08 Bị rong kinh có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Bị rong kinh có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Rong kinh là hiện tượng khá phổ biến ở nữ giới và có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, từ tuổi dậy thì, tuổi hoạt động sinh dục đến tuổi tiền mãn kinh. Tình trạng rong […]

rong-kinh-la-gi-nguyen-nhan-trieu-trung-va-cach-dieu-tri04TH08 [Giải đáp] Rong kinh là gì? Nguyên nhân, triệu trứng và cách điều trị

Bạn có dấu hiệu rong kinh, ngày kinh kéo dài, số lượng kinh ra nhiều khiến bạn vô cùng lo lắng không biết rong kinh là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào hiệu quả nhất? Để giải đáp những thắc mắc này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi […]

cach-tri-dau-bung-kinh-tai-nha-don-gian-va-hieu-qua31TH07 10 cách trị đau bụng kinh tại nhà đơn giản và hiệu quả

Đau bụng kinh là tình trạng thường gặp ở nữ giới với mức độ biểu hiện khác nhau. Có người chỉ bị đau bụng nhẹ, vẫn có thể sinh hoạt, làm việc như bình thường nhưng có người lại bị đau bụng dữ dội, đau thắt từng cơn khiến cơ thể trở nên vô cùng […]

bi-dau-bung-kinh-nen-an-gi11TH07 Bị đau bụng kinh nên ăn gì để giảm đau tốt nhất

Ngày đèn đỏ quen thuộc có thể trở thành “cơn ác mộng” đối với những chị em gặp phải tình trạng đau bụng kinh.Mặc dù cơn đau bụng kinh là hết sức bình thường nhưng nếu đau bụng dữ dội, kèm theo choáng, ngất,…thì chị em tuyệt đối không nên chủ quan. Bên cạnh việc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế