Bệnh viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Hà Thị Huệ Tác giả Bác sĩ : Hà Thị Huệ Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản phụ khoa Xem đầy đủ >>
939 Ngày đăng: 17-07-2021

Hiện nay, bệnh viêm đường tiết niệu không phải là một căn bệnh hiếm gặp tuy nhiên đa số mọi người lại thường chủ quan, xem nhẹ bệnh này. Dù viêm đường tiết niệu không phải không chữa được nhưng nến để lâu không chữa, bệnh có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để giúp phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn tất tần tật về bệnh viêm đường tiết niệu: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị.

Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?

Hệ tiết niệu con người bao gồm các cơ quan: hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận đóng vai trò lọc máu và lọc các chất thải ra khỏi máu, các sản phẩm chuyển hóa đạm, chất điện giải để hình thành nước tiểu. Trong khi đó, nước tiểu đi qua các ống lọc trong thận và dần trở nên cô đặc hơn, theo niệu quản đến dự trữ ở bàng quang. Bàng quang khi được làm đây sẽ tạo ra các cơ co thắt gây nên cảm giác buồn tiểu và chúng ta cần giải phóng nước tiểu ra ngoài.

Trong điều kiện bình thường, nước tiểu hoàn toàn vô trùng. Tuy nhiên khi bị các vi khuẩn tấn công sẽ gây nên bệnh viêm đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu (Urinary tract infection) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn. Cụ thể vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, thận rồi sinh sôi nảy nở ở các cơ quan này và gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu.

Bệnh viêm đường tiết niệu không phân biệt giới tính nam hay nữ và nó có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn so với nam do cấu trúc giải phẫu đường niệu đạo của nữ ngắn hơn nam giới vì vậy mà chúng dễ bị nhiễm trùng hơn.

Theo các bác sĩ ở phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế cho biết, có rất nhiều cách phân loại bệnh viêm đường tiết niệu như:

  • Phân loại theo vị trí: gồm có viêm đường tiết niệu trên (bao gồm viêm bể thận – thận cấp, viêm thận – bể thận mãn tính, viêm thận ngược chiều, áp xe thận, thận hư mủ) và viêm đường tiết niệu dưới (bao gồm viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến)
  • Phân loại theo diễn tiến của bệnh: viêm đường tiết niệu không biến chứng và viêm đường tiết niệu biến chứng như tái phát nhiều đợt,
  • Phân loại theo mức độ tái phát: viêm đường tiết niệu riêng lẻ, viêm đường tiết niệu tái đi tái lại, viêm đường tiết niệu tái phát, viêm đường tiết niệu tái diễn.

Bệnh viêm đường tiết niệu nguyên nhân do đâu?

Viêm đường tiết niệu xảy ra khi có sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo và phát triển lan sang các bộ phận khác của hệ tiết niệu. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu còn có thể là:

  • Do vi khuẩn E.coli xâm nhập: khuẩn E.coli có tên đầy đủ là Escherichia coli là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm đường tiết niệu. Cụ thể, vi khuẩn E.coli sẽ đi từ phân trong đại tràng vào các bộ phận sinh dục ở ngoài gây viêm niệu đạo, bàng quang rồi sau đó là xâm nhập và lây lan lên các bộ phận của hệ tiết niệu. Một số các vi khuẩn khác cũng có thể gây ra bệnh như vi khuẩn đường ruột ký sinh ở ruột già.
  • Do quan hệ tình dục: quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh viêm đường tiết niệu cũng là nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, trong quá trình cọ sát khi giao hợp, vi khuẩn ở dương vật của nam giới sẽ xâm nhập vào bộ phận sinh dục của nữ và bị đẩy lên bàng quang (do vị trí của lỗ tiểu nữ giới gần cửa âm đạo) gây nên bệnh viêm đường tiết niệu.
  • Thói quen nhịn tiểu: trong nước tiểu vốn có sẵn một lượng vi khuẩn nhất định, do đó việc nhịn tiểu sẽ khiến lượng vi khuẩn này có thời gian nhân lên với số lượng lớn và tấn công niêm mạc bàng quang và gây nên viêm đường tiết niệu.
  • Vệ sinh cá nhân không đúng cách: nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở nữ giới với cấu trúc giải phẫu đường niệu đạo của nữ ngắn hơn nam giới. Vì thế khi đi vệ sinh, nếu chị em có theo quen chùi từ sau ra trước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ hậu môn đi vào trong vùng kín và gây bệnh.
  • Không vệ sinh sạch sẽ trong thời kỳ kinh nguyệt: máu kinh của nữ giới là một môi trường giàu chất dinh dưỡng từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Nên trong trường hợp chị em không vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong những ngày đèn đỏ và không thay băng vệ sinh thường xuyên 3 – 4 tiếng/lần thì tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu và viêm đường sinh dục rất dễ phát sinh.
  • Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh: chị em bước vào độ tuổi mãn kinh thường có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu cao hơn so với chị em ở độ tuổi khác. Lý giải điều này là do hệ nội tiết của chị em bị suy giảm, lớp niêm mạc âm đạo và đáy bàng quang bắt đầu cũng mỏng dần dẫn đến khả năng kháng khuẩn của các bộ phận này suy giảm nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công.

Có thể bạn quan tâm:
Viêm phụ khoa ăn gì?
Địa chỉ phòng khám phụ khoa ở Hà Nội

Bệnh viêm đường tiết niệu triệu chứng như thế nào?

Bệnh viêm đường tiết niệu là một bệnh dễ lây nhiễm từ người này qua người khác, nhất là qua đường quan hệ tình dục. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Sản phụ khoa cho biết, khi mới mắc bệnh, người bệnh sẽ không thấy có các triệu chứng nào rõ rệt, thường bệnh chỉ được phát hiện thông qua việc khám định kỳ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dựa vào một số những biểu hiện dưới đây để theo dõi bản thân mình có bị nhiễm bệnh hay không.

Đối với nam giới: bạn có thể phát hiện bệnh viêm đường tiết niệu thông qua một số những biểu hiện như sau:

  • Sốt: đây là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới. Tùy thuộc vào mỗi một cơ địa mà cơn sốt cũng sẽ khác nhau, có người sốt nhẹ, âm ỉ, người lại sốt cao. Nhưng nhìn chung dù sốt nặng hay cao thì các cơn sốt này vẫn kéo dài bất thường, có khi từ 5 ngày trở lên và sử dụng thuốc hạ sốt hầu như không hiệu quả do vi khuẩn trong cơ thể sản sinh nhiều gây nên hiện tượng kháng thuốc.
  • Tiểu rắt, tiểu buốt và đi tiểu nhiều lần: đôi khi còn vừa tiểu xong đã cảm thấy mót tiểu, buồn tiểu.
  • Màu sắc nước tiểu khá lạ, có mùi nồng, khó chịu hoặc tiểu ra mủ, nước tiểu dính máu.
  • Xuất hiện cảm giác nôn nao, khó chịu và bị các cơn đau tức kéo dài tại vùng hạ vị làm phiền.
  • Trong trường hợp viêm đường tiết niệu đã chuyển sang giai đoạn nặng, dương vật của nam giới còn bị ngứa ngáy hoặc cảm thấy căng tức. Buổi sáng khi thức dậy sẽ phát hiện thấy dịch mủ tại đầu dương vật, có mùi khó chịu.
  • Khi bệnh kéo dài, trở nặng còn có khả năng làm rối loạn giấc ngủ kèm theo các biểu hiện như rét run từng cơn, môi khô và gương mặt hốc hác, tiều tụy.

Đối với nữ giới: mỗi một giai đoạn của viêm đường tiết niệu sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên chị em có thể phát hiện ra bệnh thông qua một số biểu hiện như:

  • Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, mót tiểu và có xu hướng đi tiểu nhiều bất thường trong một ngày. Đặc biệt, vào ban đêm chị em sẽ cảm giác buồn tiểu nhiều hơn do các cơ quan tiết niệu phải chịu áp lực do tình trạng viêm nhiễm và sinh sôi của vi khuẩn gây ra.
  • Tiểu rắt: thường xuyên đi tiểu nhưng lượng nước tiểu đào thải ra ngoài lại rất ít và thậm chí là không có. Lúc tiểu có cảm giác bị đau tức vùng bụng dưới, phần xương chậu.
  • Nước tiểu thay đổi màu sắc, có mùi hôi và nồng, đôi khi còn có thể tiểu ra máu.
  • Đau vùng hố thắt lưng, vùng bụng dưới.
  • Bệnh khởi phát sẽ xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ, sốt rét, ớn lạnh hoặc thường xuyên nôn ói.

Đối tượng có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu là không phải là bệnh dễ hiếm gặp, nó chỉ xếp thứ hai sau bệnh liên quan về đường hô hấp. Chính vì thế, đối tượng có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu cũng rất đa dạng, cụ thể bao gồm:

  • Nữ giới: cấu trúc đường niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn đàn ông từ đó kéo theo việc khoảng cách đến bàng quang cũng ngắn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng di chuyển.
  • Hoạt động tình dục: những người có xu hướng hoạt động tình dục nhiều, sẽ có xu hướng bị nhiễm bệnh cao hơn bình thường, nhất là những người quan hệ tình dục với nhiều người và nhiều đối tượng.
  • Một số biện pháp tránh thai; việc dùng màng ngăn âm đạo và dung dịch diệt tinh trùng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.
  • Chị em trong giai đoạn mãn kinh, thay đổi nội tiết tố.
  • Gặp các dấu hiệu bất thường về đường tiết niệu

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả

Hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế đều sử dụng kháng sinh là liệu pháp chủ lực trong việc điều trị viêm đường tiết niệu. Thông thường bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám và kê đơn kháng sinh đường uống trong 5 – 7 ngày. Trong một số trường hợp, viêm đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều nhiều lần, bệnh nhân gặp các dị dạng về đường niệu hoặc có đặt ống tiểu thì cần phải nuôi cấy vi khuẩn để tìm đúng kháng sinh nhạy cảm với chủng vi khuẩn đó để điều trị.

Bên cạnh đó, hiện nay, tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, ngoài việc căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý của người bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định kê đơn dùng thuốc Đông y để hỗ trợ tiêu viêm, thông lâm, bổ huyết, lợi tiểu, tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Nhờ vậy mà đến 90% người bệnh đến điều trị viêm đường tiết niệu tại phòng khám đều được điều trị thành công và không hề có dấu hiệu tái lại.

Biện pháp phòng tránh viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu tuy là một căn bệnh phổ biến nhưng chị em vẫn có thể tự phòng ngừa được. Cụ thể, chị em cần thực hiện:

  • Uống nhiều chất lỏng, nhất là nước để giúp làm loãng nước tiểu và tăng số lần đi tiểu, từ đó sẽ đẩy luôn cả vi khuẩn ở đường tiết niệu ra ngoài trước khi vi khuẩn gây nên nhiễm trùng.
  • Trước và sau khi quan hệ tình dục cần uống nhiều nước để làm trống bàng quang và đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
  • Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C như các loại hoa quả có múi để giảm nguy cơ bị viêm đường
  • Tránh sử dụng các sản phẩm vụ khoa gây kích thích.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ từ trước ra sau để giúp ngăn ngừa vi khuẩn ở hậu môn lây sang âm đạo và niệu đạo.
  • Thay đổi phương pháp tránh thai: không nên sử dụng màng âm đạo hoặc không bôi trơn khi quan hệ, bao cao su có chất tiệt trùng, tất cả các yếu tố này sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu.
  • Khi đi tiểu nên đi từ từ, không quá sức để tránh ảnh hưởng đến xương chậu
  • Tránh mặc quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu bí, nóng, không thấm hút mồ hôi.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích liên quan đến bệnh viêm đường tiết niệu cũng như địa chỉ chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu ở Hà Nội uy tín. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Xem thêm:
– Abortion https://en.wikipedia.org/wiki/Abortion Truy cập ngày:17/07/2021.

– Abortion https://www.nhs.uk/conditions/abortion/ Truy cập ngày:17/07/2021.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 17-07-2021

Bài viết liên quan
8-cach-dieu-tri-viem-duong-tiet-nieu-bang-phuong-phap-dan-gian22TH07 8 cách điều trị viêm đường tiết niệu bằng phương pháp dân gian

Bệnh viêm đường tiết niệu nếu để lâu có thể gây biến chứng nguy hiểm. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu tùy theo từng giai đoạn của bệnh. Nội dung bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn 8 cách điều trị viêm đường tiết niệu bằng phương pháp dân […]

dia-chi-chua-viem-duong-tiet-nieu-tai-ha-noi21TH07 Địa chỉ chữa viêm đường tiết niệu tại Hà Nội? Chi phí bao nhiêu?

Đâu là địa chỉ chữa viêm đường tiết niệu tại Hà Nội? chi phí bao nhiêu? là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi là một trong những căn bệnh khá phổ biến và có thể bắt gặp cả ở nam và nữ. Căn bệnh này mặc dù không quá nguy hiểm, […]

bi-viem-duong-tiet-nieu-co-quan-he-duoc-khong21TH07 Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý khá phổ biến ở cả nam và nữ giới. Chính vì thế, những câu hỏi xoay quanh căn bệnh này như: Viêm đường tiết niệu là gì? bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? rủi ro khi quan hệ trong quá trình điều trị […]

viem-duong-tiet-nieu-nen-an-gi20TH07 Viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh phục hồi?

Viêm đường tiết niệu là bệnh phổ biến có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày va gây ra những biến trứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng đến tình trạng của người bệnh. Vậy thì viêm đường tiết niệu nên ăn gì và […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế