Phá thai uống nước đá được không?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
267 Ngày đăng: 31-07-2023

Các bác sĩ thường khuyến cáo chị em sau phá thai cần chú ý chăm sóc, bồi bổ cơ thể để tử cung mau chóng bình phục. Đặc biệt, có một số lưu ý mà các bác sĩ khuyên chị em không nên làm vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nước đá liệu có nằm trong danh sách này không? Phá thai uống nước đá được không? Cùng tìm hiểu ngay!

Khái niệm phá thai và các phương pháp

Phá thai là phương pháp bác sĩ sử dụng các biện pháp y tế nhằm giúp các chị em chủ động chấm dứt việc mang thai trước kỳ hạn. Dù áp dụng phương pháp nào, các chị em đều có nguy cơ bị ảnh hưởng tâm lý và các rủi ro về sức khỏe.

Để đảm bảo an toàn, phá thai cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín với trang thiết bị đạt chuẩn, dụng cụ vô khuẩn, trực tiếp thực hiện là các bác sĩ chuyên sản phụ khoa giàu kinh nghiệm.

Hiện nay, tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi thai, tình trạng sức khỏe của thai phụ,… mà bác sĩ có thể chỉ định phá thai bằng các phương pháp:

Chấm dứt thai kỳ bằng thuốc

Là phương pháp thai phụ được phối hợp sử dụng hai loại thuốc là Mifepristone cùng với Misoprotol để chấm dứt chủ động thai nghén.

Phương pháp có cơ chế hoạt động tương tự như sảy thai tự nhiên, có thể được chỉ định trong trường hợp thai không quá 7 tuần tuổi, thai đã làm tổ tại tử cung, thai phụ không có bất thường về sức khỏe,…

Hiệu quả của phương pháp có thể lên tới 96-98%. Thuốc khi vào cơ thể sẽ làm cho thai dừng phát triển, dần tách ra khỏi niêm mạc tử cung. Sau đó, tử cung sẽ co bóp liên tục để đẩy thai ra ngoài theo đường âm đạo.

Chấm dứt thai kỳ bằng phương pháp hút thai chân không

Hút thai chân không là một phương pháp chấm dứt thai nghén thông qua can thiệp thủ thuật. Trong đó, các bác sĩ sử dụng thiết bị hút chân không để đưa thai ra ngoài.

Phương pháp chỉ được áp dụng khi thai ở độ tuổi từ 6 đến 12 tuần, thai đã làm tổ tại tử cung, thai phụ không có các vấn đề về tim mạch, bệnh tim, gan, thận, rối loạn đông máu, viêm nhiễm phụ khoa,…

Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn khu vực vùng kín, tiêm gây tê, sau đó đưa thiết bị hút chân không lại gần tử cung, thông qua quan sát bằng màn hình chiếu để đưa thai ra ngoài một cách chính xác và nhẹ nhàng.

Chấm dứt thai kỳ bằng phương pháp nong và gắp

Phương pháp nong và gắp là sự phối hợp giữa việc dùng thuốc làm mềm tử cung, sau đó sử dụng các thiết bị, dụng cụ y tế chuyên dụng để đưa thai ra ngoài.

Phương pháp được áp dụng trong trường hợp tuổi thai từ 13-18 tuần tuổi, thai ở trong tử cung và sức khỏe thai phụ ổn định.

Phá thai uống nước đá được không?

Nhiều chị em trên thực tế có thói quen uống nước đá để làm mát và hạ nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, vào một số thời điểm, các bác sĩ khuyến cáo không nên uống nước đá. Vậy phá thai uống nước đá được không?

Phá thai uống nước đá có được không?
Phá thai uống nước đá có được không?

Theo các chuyên gia y tế, sau khi thực hiện phá thai, để sức khỏe được phục hồi tốt cũng như phòng ngừa một số ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, các chị em tốt nhất không nên uống nước đá ít nhất sau phá thai 2 tuần.

Chủ quan trong vấn đề chăm sóc sức khỏe sau phá thai, đặc biệt là uống nước đá có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe, có thể kể đến như:

  • Làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa ở các chị em phụ nữ: Sau khi thực hiện phương pháp phá thai, cơ thể của các chị em sẽ trở nên yếu hơn, sức đề kháng suy giảm. Đây là điều kiện thuận lợi để các tác nhân có hại gây bệnh. Do đó, các chị em nên tránh sử dụng đồ lạnh, uống nước đá vì dễ khiến cơ thể bị mất nhiệt, suy yếu hơn, đặc biệt là vùng kín. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo-âm hộ, viêm cổ tử cung,…
  • Gây rối loạn tiêu hóa ở các chị em phụ nữ: Sau khi áp dụng các biện pháp phá thai, hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm hơn. Việc uống nước đá lạnh có thể tác động tiêu cực tới chức năng tiêu hóa, dễ dẫn đến tiêu chảy cùng các bệnh lý khác.
  • Làm chậm quá trình phục hồi của tử cung: Uống nước đá cùng với các loại thực phẩm có tính hàn khác có thể gây ra các cơn co thắt ở tử cung, ảnh hưởng đến quá trình tử cung hồi phục sau khi các chị em tiến hành phá thai.
  • Có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp: Uống nước đá làm giảm nhiệt độ của cơ thể, làm tăng nguy cơ hoặc gây trầm trọng hơn các triệu chứng ở xương khớp.

Sau khi phá thai, các bác sĩ khuyến cáo chị em không nên uống nước lạnh, nước đá. Ngoài ra, các chị em cũng cần tránh các loại thực phẩm chứa quá nhiều tinh bột, ít chất xơ, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, các loại nước uống có cồn, có gas, thực phẩm giàu đường, những món ăn có tính hàn (như tôm, cua, ốc,…), các loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn chứa nhiều muối,…

Cùng với đó, các chị em sau phá thai cần giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là tử cung bằng cách bổ sung các loại thực phẩm ấm, nóng, mềm, dễ tiêu hóa, chẳng hạn như cháo, súp, uống các loại nước ép trái cây.

Nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất (đặc biệt là sắt giúp tái tạo máu, bổ sung lượng máu đã mất) như sữa, trứng, các loại thịt, rau củ quả,… Đồng thời, cần duy trì chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, hạn chế căng thẳng (stress), tránh làm việc nặng, kiêng quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng, ngủ đủ giấc,…

Bài viết liên quan:

Các tai biến có thể gặp phải do phá thai

Trên thực tế, tai biến sau phá thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào do thực hiện tại những cơ sở y tế không uy tín: Dụng cụ phá thai không đảm bảo vô khuẩn, tay nghề bác sĩ thực hiện non kém, làm sai quy trình,… Tất cả những điều này có thể gây ra các vấn đề như:

  • Tình trạng sót thai sót nhau gây nhiễm trùng ở tử cung, cổ tử cung
  • Rách, thậm chí thủng buồng tử cung trong quá trình thực hiện thủ thuật
  • Tình trạng băng huyết, máu chảy ồ ạt, nếu không cầm được có thể đe dọa tính mạng
  • Viêm dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng ảnh hưởng chức năng sinh sản
  • Rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, vô kinh
  • Tình trạng thai chết lưu hoặc thai tiếp tục phát triển nhưng bị dị tật, lúc này cần can thiệp sớm bằng các phương pháp khác

Các dấu hiệu sau phá thai cần đi khám ngay!

Khi vừa phá thai xong, các chị em sẽ được chăm sóc hậu phẫu, theo dõi sức khỏe và được cho về nếu sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình tịnh dưỡng tại nhà, các chị em cần nhanh chóng tới ngay cơ sở y tế khi có các biểu hiện dưới đây để kịp thời được bác sĩ xử lý.

  • Cảm giác đau nhiều, đau ngày một tăng và dữ dội ở vùng bụng dưới
  • Chảy máu âm đạo không giảm, thậm chí nhiều hơn, thời gian ra máu kéo dài (trên 7 ngày)
  • Cơ thể mệt mỏi, cảm giác không còn sức lực, choáng váng, ngất xỉu,…
  • Cơ thể sốt cao, người ớn lạnh,…

Trên đây là giải đáp của bác sĩ phá thai uống nước đá được không. Nếu các chị em có băn khoăn, khúc mắc khác liên quan tới phá thai cần được bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn, hãy liên hệ [TẠI ĐÂY] hoặc gọi ngay tới HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 31-07-2023

Bài viết liên quan
pha-thai-co-duoc-huong-bao-hiem-khong02TH08
Phá thai 312
Phá thai có được hưởng bảo hiểm không?

Sau khi nạo phá thai, cơ thể của nữ giới sẽ bị mất một lượng máu khá lớn, sức khỏe bị suy giảm. Do đó, trong khoảng thời gian này, họ cần phải nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để sức khỏe nhanh chóng phục hồi lại. Vậy lao động nữ phá thai có được hưởng bảo […]

di-pha-thai-can-mang-theo-nhung-gi31TH07
Phá thai 259
Đi phá thai cần mang theo những gì?

Phá thai là việc làm mà chắc chắn không một chị em phụ nữ nào mong muốn. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau mà chị em phải quyết đi đến quyết định phá thai. Đối với rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những người lần đầu […]

pha-thai-uong-nuoc-dua-duoc-khong29TH07
Phá thai 300
Phá thai uống nước dừa được không?

Phá thai dù bằng hình thức nào cũng gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của chị em phụ nữ, do đó, cơ thể chị em lúc này thường khá yếu và cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá […]

pha-thai-vao-ngay-ram-co-sao-khong29TH07
Phá thai 418
Phá thai vào ngày rằm có sao không?

Đối với người dâm Việt Nam nói riêng và người dân Á Đông nói chung thì ngày rằm, mùng 1 là những ngày mà mọi người thường kiêng kị một số hoạt động, và quan niệm rằng “ có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Như vậy phá thai vào ngày rằm có sao […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế