Hút thai về không ra máu có sao không?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
228 Ngày đăng: 27-07-2023

Vì lý do bất khả kháng, có không ít chị em thực hiện đình chỉ thai bằng phương pháp hút thai. Thông thường sau hút thai, các chị em thường có hiện tượng ra máu ở âm đạo tương tự như khi đến kỳ kinh nguyệt. Trong trường hợp hút thai về không ra máu có sao không?

Hút thai an toàn là gì?

Theo chuyên gia sản phụ khoa Hà Thị Huệ thuộc Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, hút thai an toàn là phương pháp can thiệp y tế nhằm chủ động chấm dứt thời kỳ thai nghén, được đảm bảo áp dụng theo quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế, thực hiện tại cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.

Việc thực hiện hút thai an toàn sẽ đảm bảo hạn chế tối đa các nguy cơ, biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe như:

  • Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng: Các tác nhân gây bệnh, như vi khuẩn có thể xâm nhập, gây nhiễm trùng khu vực tử cung trong quá trình hút thai nếu thực hiện không an toàn.
  • Hạn chế nguy cơ rách, thủng tử cung: Nguy cơ rách, thủng tử cung có thể xảy ra trong quá trình giãn nở cổ tử cung khi hút thai không đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình.
  • Hạn chế nguy cơ còn sót mô thai ở trong tử cung: Nguy cơ sót mô thai có thể xảy ra do hút thai không trọn. Trong trường hợp này, các chị em có thể bị đau bụng và chảy máu âm đạo tái phát trong vòng 1 tuần kể từ sau khi thực hiện thủ thuật hút thai.
  • Hạn chế nguy cơ hiếm muộn/vô sinh: Hút thai không an toàn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây bào mòn tử cung, điều này có thể dẫn tới hiếm muộn/vô sinh ở các chị em phụ nữ.

Thông thường, một ca hút thai an toàn sẽ diễn ra trong khoảng 15-20 phút với quy trình diễn ra như sau:

  • Thai phụ được kiểm tra sức khỏe tổng quát, xác định tuổi thai, vị trí thai,… nhằm xác định có đủ điều kiện để thực hiện phương pháp hút thai hay không.
  • Khi đảm bảo điều kiện, các chị em sẽ được nhân viên y tế đưa vào phòng thủ thuật, ngồi trên ghế với tư thế khám phụ khoa.
  • Các bác sĩ tiến hành vệ sinh âm đạo, đưa mỏ vịt vào âm đạo.
  • Thuốc tê được tiêm vào cổ tử cung. Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần (đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch).
  • Các bác sĩ giữ, nong ống cổ tử cung bằng dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo tử cung ở đúng vị trí và làm giảm nguy cơ gây tổn thương cho cơ quan này trong quá trình hút thai.
  • Các bác sĩ tiến hành luồn ống thông mỏng vào ống cổ tử cung, sau đó thực hiện thao tác hút để đưa tất cả các mô thai ra khỏi tử cung một cách nhẹ nhàng.
  • Mô thai được lấy ra khỏi tử cung sẽ được các bác sĩ kiểm tra nhằm đảm bảo quá trình hút thai đã thực hiện thành công.
  • Sau khoảng 2 tuần, các chị em sẽ quay trở lại cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, đánh giá sức khỏe, xử lý các tình trạng bất thường nếu có.

Sau hút thai không ra máu có sao không?

Sau hút thai không ra máu có sao không?
Sau hút thai không ra máu có sao không?

Trả lời câu hỏi hút thai không ra máu có sao không, theo các bác sĩ, thường sau khi tiến hành hút thai, các chị em sẽ có tình trạng ra máu âm đạo.

Những ngày đầu, lượng máu tương đối ra nhiều, sau đó giảm dần cho đến khi hết hẳn, có thể kéo dài từ 5 đến 10 ngày tùy thuộc vào cơ địa.

Tuy nhiên, có một số trường hợp, các chị em sau khi tiến hành hút thai lại không thấy có hiện tượng ra máu.

Trên thực tế, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng hút thai không ra máu có thể là do:

  • Do các mô thai đã được hút sạch hoàn toàn, không còn tồn dư ở bên trong buồng tử cung: Đối với trường hợp này, các chị em có thể yên tâm vì trong tử cung không còn tồn dư mà cơ thể phải tống ra bên ngoài nữa nên mới không có hiện tượng ra máu.
  • Sau hút thai không ra máu có thể do ứ dịch ở trong lòng tử cung: Trường hợp này khá nguy hiểm. Ứ dịch lòng tử cung theo các bác sĩ mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng gây ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.

Bởi vậy, khi có hiện tượng hút thai không ra máu, các chị em nên quay trở lại cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra nguyên nhân, có chỉ định can thiệp thích hợp nếu cần.

Những dấu hiệu sau khi hút thai

Sau khi hút thai, các chị em có thể gặp phải một số dấu hiệu dưới đây. Các dấu hiệu này là hoàn toàn bình thường nên chị em không cần quá lo lắng.

  • Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo là dấu hiệu phổ biến sau hút thai và cũng là dấu hiệu cho thấy việc đình chỉ thai bằng can thiệp hút thai đã thành công. Thông thường, các chị em có thấy máu ra nhiều trong ngày đầu tiên vừa hút thai.

Sau đó, máu sẽ giảm dần vào những ngày tiếp theo và hết hẳn. Theo các bác sĩ, thời gian ra máu tùy vào từng đối tượng nhưng thường chỉ dưới 10 ngày. Trong trường hợp máu ra nhiều không có dấu hiệu thuyên giảm, thời gian ra máu trên 10 ngày, đây là dấu hiệu bất thường các chị em cần nhanh chóng đi khám bác sĩ.

  • Cảm giác đau ở vùng bụng dưới:

Trên thực tế sau hút thai, đi kèm với triệu chứng chảy máu âm đạo là đau bụng dưới. Cảm giác này tương tự như đau bụng kinh. Các bác sĩ lý giải sau hút thai, tử cung của các chị em sẽ co bóp mạnh để đẩy nốt các tồn dư còn lại, giúp làm sạch tử cung. Điều này có thể gây ra triệu chứng đau bụng dưới.

Thông thường, tình trạng sau hút thai bị đau vùng bụng dưới sẽ chỉ diễn ra trong vòng một vài ngày đầu rồi mất hẳn mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp vùng bụng dưới đau tăng, đau dữ dội và kéo dài, các chị em cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xử lý.

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt:

Sau khi hút thai, các chị em có thể bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Giải thích nguyên nhân, các bác sĩ cho biết điều này có thể xảy ra do giai đoạn mang thai bị chấm dứt một cách đột ngột khiến cho nội tiết tố trong cơ thể của các chị em phụ nữ bị thay đổi và không kịp thích ứng. Từ đó có thể gây ra các rối loạn về kinh nguyệt.

Sau tiến hành hút thai khoảng 4 đến 8 tuần, kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ thường sẽ quay trở lại, nhưng chu kỳ kinh sẽ diễn ra bất ổn định. Tình trạng có thể kéo dài trong khoảng 2 đến 3 chu kỳ hoặc lâu hơn mới có thể quay trở lại bình thường.

Nếu như sau khoảng thời gian từ 4 đến 8 tuần kể từ khi hút thai mà các chị em chưa có kinh trở lại hoặc có kinh nhưng kinh nguyệt bất thường (bất thường về màu sắc, tính chất, có mùi hôi…) thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám kịp thời.

  • Các dấu hiệu khác:

Một số dấu hiệu khác mà các chị em có thể gặp phải sau hút thai bao gồm:

+ Người mệt mỏi

+ Có cảm giác bị sốt nhẹ, hơi ớn lạnh

+ Ngực đau và cảm giác căng tức

+ Buồn nôn, nôn

+ Chóng mặt

+ Chán ăn

Tìm hiểu thêm:

Lưu ý sau hút thai

Sau khi hút thai, các chị em cần lưu ý một số vấn đề sau để cơ thể mau chóng bình phục:

  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc theo đúng đơn bác sĩ đã kê.
  • Khi bị ra máu âm đạo, các chị em cần thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách:

Sau khi đi vệ sinh, khi lau vùng kín cần lau từ đằng trước ra đằng sau

Không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo

Không sử dụng các chất sát khuẩn mạnh để vệ sinh âm đạo. Chỉ nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, có tính chất dịu nhẹ.

Kiêng hoạt động tình dục sau quan hệ tối thiểu 2 tuần hoặc có thể lâu hơn tùy theo khuyến cáo của các bác sĩ sau tái khám.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể:

  • Cung cấp đủ chất đạm: Từ thịt, trứng, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa,… Chất đạm giúp bổ sung năng lượng và hỗ trợ quá trình hồi phục của cơ thể.
  • Cung cấp tinh bột, đặc biệt là tinh bột chậm: Như gạo lứt, khoai lang,… Các tinh bột làm giảm cảm giác mệt mỏi, giúp tăng năng lượng,…
  • Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất: Có nhiều trong các loại rau xanh, rau củ quả, trái cây,… Có tác dụng cải thiện miễn dịch, nâng cao tốc độ hồi phục của cơ thể. Đặc biệt cần lưu ý việc bổ sung đầy đủ chất sắt giúp cơ thể tái tạo máu để phục hồi lại lượng máu đã mất sau khi hút thai.

Cân bằng tâm lý: Cảm giác chán chường, cảm thấy tội lỗi, thậm chí căng thẳng hoặc stress có thể gặp phải ở những chị em sau khi hút thai. Các chị em nên dành nhiều thời gian trò chuyện với người thân. Tham gia một số hoạt động nhẹ nhàng yêu thích như đọc sách, xem phim,… để thư giãn.

Hạn chế đi lại: Sau hút thai, cơ thể của người phụ nữ thường yếu nên cần hạn chế đi lại, vận động mạnh, lao động nặng để tránh gây thương tổn tới tử cung và các cơ quan lân cận. Các bác sĩ khuyến cáo trong 1 – 2 tuần đầu tiên sau hút thai, các chị em nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tịnh dưỡng trên giường.

Đảm bảo giấc ngủ: Không thức khuya, ngủ đủ giấc (từ 6-8 tiếng mỗi ngày).

Trên đây là giải đáp hút thai không ra máu có sao không. Nếu bạn có thắc mắc về hút thai cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp, hãy gọi HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399 hoặc nhắn tin [TẠI ĐÂY] nhé.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 28-07-2023

Bài viết liên quan
pha-thai-co-duoc-huong-bao-hiem-khong02TH08
Phá thai 262
Phá thai có được hưởng bảo hiểm không?

Sau khi nạo phá thai, cơ thể của nữ giới sẽ bị mất một lượng máu khá lớn, sức khỏe bị suy giảm. Do đó, trong khoảng thời gian này, họ cần phải nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để sức khỏe nhanh chóng phục hồi lại. Vậy lao động nữ phá thai có được hưởng bảo […]

pha-thai-uong-nuoc-da-duoc-khong31TH07
Phá thai 220
Phá thai uống nước đá được không?

Các bác sĩ thường khuyến cáo chị em sau phá thai cần chú ý chăm sóc, bồi bổ cơ thể để tử cung mau chóng bình phục. Đặc biệt, có một số lưu ý mà các bác sĩ khuyên chị em không nên làm vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nước đá […]

di-pha-thai-can-mang-theo-nhung-gi31TH07
Phá thai 221
Đi phá thai cần mang theo những gì?

Phá thai là việc làm mà chắc chắn không một chị em phụ nữ nào mong muốn. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau mà chị em phải quyết đi đến quyết định phá thai. Đối với rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những người lần đầu […]

pha-thai-uong-nuoc-dua-duoc-khong29TH07
Phá thai 229
Phá thai uống nước dừa được không?

Phá thai dù bằng hình thức nào cũng gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của chị em phụ nữ, do đó, cơ thể chị em lúc này thường khá yếu và cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế