Uống thuốc phá thai ra máu nhiều có sao không?
Phá thai bằng thuốc là một trong những phương pháp đình chỉ thai an toàn được áp dụng phổ biến hiện nay. Có một số trường hợp chị em sau khi phá thai bằng thuốc gặp phải tình trạng ra máu nhiều. Điều này gây hoang mang cho chị em không biết rằng liệu mình có gặp vấn đề gì liên quan đến sức khỏe không. Vậy uống thuốc phá thai ra máu nhiều có sao không? Hãy cùng các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi tìm hiểu về tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về phương pháp phá thai bằng thuốc
Trước khi tìm hiểu về tình trạng uống thuốc phá thai ra máu nhiều, chúng ta cần biết được phương pháp phá thai bằng thuốc hoạt động ra sao.
Phá thai bằng thuốc là phương pháp phá thai sử dụng thuốc uống dạng viên để đình chỉ thai nghén. Loại thuốc này sẽ tác dụng làm ngừng sự phát triển của thai nhi và bóc tách chúng ra khỏi lớp nội mạc tử cung, sau đó sẽ kích thích sự co bóp của tử cung để đẩy bào thai ra ngoài. Phá thai bằng thuốc có cách hoạt động khá giống với cơ chế sảy thai tự nhiên.
Đây là phương pháp chỉ được áp dụng giới hạn với những trường hợp thai nhi không quá 7 tuần tuổi, đã đi vào bên trong tử cung và là thai sống. Phương pháp này được đánh giá là khá an toàn do không có các tác động của dụng cụ ngoại khoa, thời gian thực hiện nhanh chóng và thường sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến tâm lý của thai phụ.
Quy trình đình chỉ thai nghén bằng thuốc gồm những bước sau:
- Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng cùng với siêu âm để xác định tình trạng của thai nhi, đồng thời xem sức khỏe của thai phụ có đáp ứng đủ điều kiện phá thai bằng thuốc hay không.
- Bác sĩ sẽ tư vấn thêm về quá trình thực hiện, những lưu ý về biến chứng có thể xảy ra, thai phụ cần chăm sóc cơ thể như nào sau khi sinh,…
- Thai phụ sẽ ký cam kết tự nguyện phá thai.
- Sau khi hoàn tất các thủ tục giấy tờ cam kết, thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định uống viên thuốc thứ nhất. Đây là viên thuốc có tác dụng làm ngưng sự phát triển của thai nhi và đẩy thai nhi rời khỏi lớp niêm mạc tử cung.
- Khi uống xong viên thứ nhất, thai phụ sẽ cần ở lại cơ sở y tế từ 1 – 2 giờ để theo dõi tình hình biến chứng sức khỏe. Nếu không có vấn đề gì thì có thể ra về và quay lại theo lịch hẹn của bác sĩ để uống viên thuốc thứ hai.
- Sau khoảng 2 ngày, thai phụ quay lại cơ sở y tế để tiếp tục uống viên thuốc thứ 2. Đây là viên thuốc có tác dụng làm kích thích sự co bóp của tử cung để đẩy bào thai ra ngoài. Uống xong thì thai phụ vẫn cần ở lại để kiểm tra biến chứng sức khỏe.
- Không như những phương pháp phá thai sử dụng thủ thuật xâm lấn. Thai phụ khi thực hiện đình chỉ thai bằng thuốc sẽ được điều trị ngoại trú mà không cần nằm viện.
Uống thuốc phá thai ra nhiều máu có sao không?
Biểu hiện phá thai bằng thuốc thành công
Biện pháp phá thai bằng thuốc được ghi nhận có tỷ lệ thành công khá cao (96 – 98%). Sau khi uống đủ 2 viên thuốc và có nhưng dấu hiệu này thì có nghĩa việc phá thai đã được thực hiện thành công.
- Ra máu cục: Sẽ có tổng cộng 2 viên thuốc mà thai phụ cần phải uống. Viên đầu tiên sẽ có tác dụng làm thai nhi ngừng phát triển và rời khỏi lớp niêm mạc tử cung, viên thứ hai sẽ kích thích sự co bóp ở tử cung để đẩy thai nhi ra ngoài. Thai nhi được đẩy ra ngoài sẽ có những biểu hiện như chảy máu âm đạo, có thể lẫn theo máu cục. Nếu điều này xảy ra thì chứng tỏ thai nhi đã được đẩy ra ngoài thông qua đường âm đạo.
- Đau bụng vùng dưới: Khi viên thuốc thứ 2 được hấp thụ vào cơ thể sẽ gây nên hiện tượng co bóp tử cung nhằm tống sản dịch ra bên ngoài cơ thể, gây nên hiện tượng đau bụng vùng dưới.
- Chảy máu âm đạo nhiều ngày: Hiện tượng này xảy ra khá giống với kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Thường thì sau khi dùng thuốc phá thai cơ thể sẽ phải mất khoảng từ 5 – 7 ngày để ra máu. Những ngày đầu tiên lượng máu sẽ tiết ra nhiều và giảm dần về sau này.
- Buồn nôn, tiêu chảy: Khi thuốc ngấm vào cơ thể sẽ gây ra một số phản ứng phụ nên thai phụ sẽ thường cảm thấy mệt mỏi và suy nhược. Cùng với đó là tình trạng buồn nôn, tiêu chảy.
- Sốt nhẹ kèm theo ớn lạnh: Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể trước tác dụng của những thành phần bên trong thuốc phá thai. Do vậy bạn không nên quá lo lắng.
- Thử thai thấy hiện lên 1 vạch: Chị em cũng có thể kiểm tra xem việc phá thai bằng thuốc được thực hiện thành công hay chưa bằng cách sử dụng que thử thai. Nếu que thử thai hiện kết quả 1 vạch thì có nghĩa nồng độ Hcg bên trong cơ thể thấp và bạn đã phá thai thành công.
Biểu hiện của phá thai bằng thuốc không thành công
Dù cho có tỷ lệ thành công khá cao nhưng vẫn sẽ có những trường hợp thai phụ phá thai bằng thuốc không thành công. Nguyên nhân có thể đến từ việc chị em tự ý tìm mua những loại thuốc phá thai trôi nổi trên thị trường về uống, hoặc thực hiện phá thai bằng thuốc tại những cơ sở y tế kém chất lượng, hoạt động chui.
- Bụng đau dữ dội, không có dấu hiệu thuyên giảm và đau quặn liên tục không dứt.
- Ra máu nhiều sau khi uống thuốc phá thai: Lượng máu sau khi uống thuốc phá thai ra nhiều bất thường, rong huyết kéo dài trên 10 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm thì rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy việc phá thai đã không được thực hiện thành công.
- Sau khi đã uống thuốc phá thai được 24h nhưng không ra máu, hoặc đã uống viên thuốc thứ 2 theo chỉ định của bác sĩ nhưng không thấy có hiện tượng cục máu đông được đẩy khỏi âm đạo thì chứng tỏ rằng thai nhi vẫn chưa được thoát ra ngoài.
- Khí hư tiết ra nhiều, kèm theo đó là mùi hôi tanh rất khó chịu có thể là do còn sót thai.
- Sốt cao trên 38 độ C, kèm theo các hiện tượng đau đầu, mệt lả, choáng vàng và còn bị ngất xỉu diễn ra liên tục.
- Đã phá thai xong nhưng thử que thử thai kết quả vẫn cho ra 2 vạch, đã thử nhiều lần nhưng kết quả vẫn không thay đôi thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy việc phá thai vẫn chưa thành công.
Tham khảo thêm:
- Uống thuốc phá thai ra máu 1 tháng có sao không?
- Uống thuốc phá thai 4 tuần tuổi có được không?
- Thuốc phá thai mifestad 200 giá bao nhiêu?
Nếu bạn nhận thấy mình đang mắc phải một trong những dấu hiệu trên, đặc biệt là hiện tượng ra máu nhiều sau khi sử dụng thuốc phá thai kéo dài mà không thuyên giảm thì cần lập tức đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được tái khám và kiểm tra tình hình.
Việc phá thai bằng thuốc thất bại nếu để kéo dài lâu sẽ dẫn đến những biến chứng lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh sản sau này. Chính vì vậy nên nếu muốn thực hiện phá thai bằng thuốc, các chị em cần tìm hiểu kĩ và lựa chọn những địa chỉ chuyên khoa sản uy tín, chât lượng để thực hiện
Những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “uống thuốc phá thai ra máu nhiều có sao không”. Nếu bạn còn có những thắc mắc muốn được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế qua Hotline: 0836.633.399 hoặc nhắn tin [TẠI ĐÂY] vào bất kể thời gian nào trong ngày.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0836 633 399 - (0243)8 255 599
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại
- Hotline: 0836 633 399 - (0243)8 255 599
- Click [Tư vấn trực tuyến]
- Để tiết kiệm chi phí hãy [ĐỂ LẠI SĐT]
Ngày sửa: 27-07-2022
Sau khi nạo phá thai, cơ thể của nữ giới sẽ bị mất một lượng máu khá lớn, sức khỏe bị suy giảm. Do đó, trong khoảng thời gian này, họ cần phải nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để sức khỏe nhanh chóng phục hồi lại. Vậy lao động nữ phá thai có được hưởng bảo […]
Các bác sĩ thường khuyến cáo chị em sau phá thai cần chú ý chăm sóc, bồi bổ cơ thể để tử cung mau chóng bình phục. Đặc biệt, có một số lưu ý mà các bác sĩ khuyên chị em không nên làm vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nước đá […]
Phá thai là việc làm mà chắc chắn không một chị em phụ nữ nào mong muốn. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau mà chị em phải quyết đi đến quyết định phá thai. Đối với rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những người lần đầu […]
Phá thai dù bằng hình thức nào cũng gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của chị em phụ nữ, do đó, cơ thể chị em lúc này thường khá yếu và cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá […]