Thai 1 tuần tuổi có dấu hiệu gì?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
1018 Ngày đăng: 12-09-2022

Trước khi cơ thể có những thay đổi lớn của cơ thể khi mang thai thì cơ thể bà mẹ đặc biệt là những phụ nữ mang thai lần đầu sẽ có những dấu hiệu mang thai sớm, giúp chị em phụ nữ có thể mơ hồ nhận nhận ra mình mang thai và có biện pháp kiểm tra, thăm khám. Như vậy chúng ta cùng nhau điểm qua những dấu hiệu thai 1 tuần tuổi?

Mang thai 1 tuần tuổi có dấu hiệu gì?

Thai 1 tuần tuổi có đấu hiệu gì?
Thai 1 tuần tuổi có dấu hiệu gì?

Trong đầu tiên khi phôi thai hình thành và bám vào thành tử cung thì cơ thể sẽ có những thay đổi và sẽ có những dấn hiệu sớm để báo cho người mẹ biết mình đã mang thai. Như vậy khi mang thai trong những ngày đầu tiên bạn có thể xuất hiện những dấu hiệu như:

  • Trễ kinh/chậm kinh:

Dấu hiệu đầu tiên và cũng dễ nhận thấy nhất chính là trễ kinh. Đối với chị em phụ nữ có kinh nguyệt tương đối đều đặn thì việc nhận biết mang thai thông qua dấu hiện trễ kinh rất dễ dàng. Thông thường trễ kinh hơn 10 ngày chính là dấu hiệu mang thai phổ biến nhất. Tuy nhiên với nhiều phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, thưa kinh, không nhớ chính xác ngày kinh của mình thì dấu hiệu này thường bị bỏ qua.

  • Đau tức ngực:

Một trong những biểu hiện sớm nhất của việc mang thai chính là đau tức ngực. Vì khi mang thai cơ thể sẽ có những thay đổi liên quan đến hormone, nội tiết tố, mang thai thì hormone Progesterol và hGG thay đổi làm cho máu lưu thông nhiều và khiến tế bào tại vùng ngực sưng và gây căng tức trong những thời gian đầu mang thai.

  • Ra máu âm đạo:

Trong rất nhiều trường hợp thì trong thời gian đầu mang thai, chị em phụ nữ có thể xuất hiện tình trạng rỉ máu âm đạo, lượng máu ít và nguyên nhân là do phôi thai đang bám dính và làm tổ trên thành tử cung, gây nên tình trạng xuất huyết âm đạo.

  • Chuột rút liên tục:

Trong giai đoạn đầu khi mang thai, phôi thai sẽ bắt đầu bám vào tử cung và sẽ bám rất chắc vào thành tử cung khiến tử cung bị kéo căng hơn mức bình thường và gây nên tình trạng chuột rút. Đây là dấu hiệu bình thường khi mang thai nhưng thường mọi người sẽ ít chú ý tới dấu hiệu này.

  • Cơ thể mệt mỏi:

Trong những tuần đầu mang thai cơ thể sẽ rất dễ mệt mỏi, buồn ngủ, cảm thấy ểu oải không còn sức để làm việc vì cơ thể đã dùng năng lượng mà đáng lẽ dùng cho lao động, sinh hoạt để dùng cho sự phát triển của thai nhi. Cộng thêm những thay đổi của lượng hormone cũng sẽ khiến cơ thể trở nên nhạy cảm và dễ mệt mỏi.

  • Đâu đầu, choáng váng:

Khi mang thai cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng và oxy để cung cấp cho thai nhi vì vậy máu phải lưu thông nhiều hơn và sẽ có thể gây nên các cơn đau đầu ngắn, mức độ nhẹ. Ngoài ra thì hormone hGG tăng lên cũng khiến cơ thể xuất hiện tình trạng choáng váng và một số biểu hiện như đầy hơi, táo bón,…

  • Đi tiểu tiện nhiều hơn:

Khi mang thai thì tử cung sẽ tăng kích thước để thích nghi với sự phát triển của thai nhi vì vậy mà tử cung sẽ gây ra sức ép lên bàng quang và gây nên tình trạng đi tiểu nhiều lần hơn so với bình thường vì bàng quang đang bị chèn ép.

  • Thèm ăn nhiều hơn:

Khi mang thai cơ thể người phụ nữ cần nhiều carbonhydrate hơn bình thường để cung cấp cho thai nhi. Vì vậy mà chị em sẽ có cảm giác thèm ăn nhiều hơn so với bình thường. Có thể là thèm ăn chua, ăn ngọt hoặc các món ăn mà trước đây bà mẹ không hay ăn, không thích ăn.

  • Thường xuyên buồn nôn:

Đây cũng là dấu hiện sớm của mang thai rất phổ biến. Khi mang thai chị em phụ nữ sẽ có cảm giác cảm giác buồn nôn đặc biệt là vào buổi sáng và khi ngửi thấy mùi thức ăn. Thời gian đầu này sẽ khiến bạn thường xuyên buồn nôn ngay cả khi chưa ăn gì, khiến bạn mệt mỏi và chán ăn. Tuy nhiên sau thời gian này bạn sẽ ăn uống bình thường thậm chí thèm ăn nhiều hơn so với bình thường.

  • Màu sắc của núm vú thay đổi:

Khi mang thai màu sắc của núm vú sẽ trở nên thẫm màu hơn. Khi hormone thay đổi, nhiều lên của progeterol sẽ khiến cho núm vù có màu đậm hơn bình thường. Tuy nhiên màu sắc núm vú thay đổi để bạn có thể quan sát được là khi thai nhi phá triển được khoảng 10 tuần tuổi trở lên.

  • Nhạy cảm, dễ cáu gắt, tính tình thay đổi thất thường:

Khi mang thai lượng hormone trong cơ thể sẽ thay đổi, hàm lượng của nhữn hormone quan trọng như estrogel và progesterol có thể ảnh hưởng đến tâm lý. Điều này có thể khiến tâm trạng chị em trở nên bất thường, có thể là lo lắng, khó chịu, chán nản, cáu gắt hoặc hưng phấn thái quá.

  • Khó thở, thường xuyên hụt hơi:

Thông thường nếu bạn khỏe mạnh bình thường nhưng lại hay hụt hơi, khó thở đặc biệt là ban đêm trong khi ngủ thì đây cũng là dấu hiệu bạn đã mang thai.

>>> Khi nhận thấy mình có dấu hiệu trên, các chị em có thể thử que để biết kết qua chính xác nhất: Có thai 1 tuần thử que được không?

Những lưu ý khi mang thai trong những tuần đầu tiên của thai kì

  • Những dấu hiệu sớm nhận biết mang thai kể trên chỉ mang tính tham khảo vì không phải trường hợp chị em khi mang thai đều có tất cả các biểu hiện trên và mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào thể trạng cơ thể của mỗi người. Một số biểu hiện có thể là dấu hiệu của kinh nguyệt sắp đến hoặc bạn chuẩn bị ốm.
  • Mang thai tuần đầu tiên thì bên trong cơ thể sẽ hình thành hợp tử của trứng và tinh trùng để hình thành phôi thai và sẽ di chuyển vào tử cung để làm tổ. Trong tuần đầu tiên và tuần thứ 2 thì quá trình này vẫn đang tiếp tục diễn ra vì vậy siêu âm trong tuần thứ nhất sẽ không cho kết quả mà ngược lại sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu nghi ngờ bản thân mang thai bạn có thể kiểm tra bằng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế để làm các kiểm tra, xét nghiệm để chắc chắn mình có đang mang thai hay không, hay là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nguy hiểm nào khác.
  • Khi biết chính xác mình mang thai thì bạn nên bổ sung thêm axit folic. Thông thường nếu có kế hoạch mang thai từ trước thì bạn nên bổ sung axit folic trước khi mang thai khoảng 3 tháng. Vì axit folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và khoa học phù hợp với bà bầu để đảm bảo sức khỏe cũng như dưỡng chất để thai nhi phát triển tốt nhất.
  • Bỏ các thói quen không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi như: thường xuyên thức khuya, hút thuốc lá, uống rượu bia, lao lực suy nghĩ lo lắng stress liên tục.

Khi xuất hiện những biểu hiện của mang thai như: trễ kinh, đau tức ngực, buồn nôn… bạn có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn về sức khỏe sinh sản, cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ và thai nhi an toàn trong suốt thai kỳ. Giai đoạn đầu khi mang thai rất quan trọng vì vậy nếu đã và đang có kế hoạch sinh con, mang thai bạn chú ý, trang bị kiến thức kĩ càng về sức khỏe sinh sản.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 12-09-2022

Bài viết liên quan
co-thai-12-tuan-biet-trai-hay-gai-chua13TH07 Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]

thai-12-tuan-uong-canxi-duoc-chua13TH07 Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]

thai-12-tuan-nhip-tim-bao-nhieu06TH07 Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]

thai-12-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do04TH07 Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế