Siêu âm thai 1 tuần có được không?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
383 Ngày đăng: 12-09-2022

Siêu âm thai 1 tuần có được không? Đây hẳn là nỗi băn khoăn lo lắng của không ít chị em khi đang mang bầu. Hiện nay, có rất nhiều những phương pháp có thể giúp xác định được sự có mặt của thai nhi, và một trong số đó thì siêu âm là phương pháp mà các bác sĩ cho rằng có kết quả chính xác cao nhất. Vậy có thể siêu âm được với thai 1 tuần tuổi không? Hãy cùng những bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi giải đáp điều này trong bài viết dưới đây.

Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi

Sau quá trình quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, sau đó là chu kì kinh nguyệt của bạn đến muộn hơn mọi khi thì khả năng cao là bạn đã mang thai. Ngay khi chậm kinh được 1 tuần thì tinh trùng đã đi vào bên trong gặp được trứng và hình thành nên một cụm tế bào nhỏ, đây được gọi là phôi dâu. Phôi dâu sẽ phát triển theo thời gian và từ từ di chuyển từ vòi trứng vào tử cung và sau đó sẽ trở thành phôi thai, sau đó phôi thai cứ thế tiếp tục hình thành và phát triển.

Siêu âm thai 1 tuần có được không?

Siêu âm thai 1 tuần tuổi có được không?
Siêu âm thai 1 tuần tuổi có được không?

Qúa trình thụ tinh thành công là khi mà tinh trùng bơi vào tìm được trứng và bắt đầu thụ tinh, và để quá trình này hoạt động sẽ phải mất khoảng 24 giờ. Khoảng 2 tuần sau đó thì phôi dâu sẽ di chuyển dần vào buồng tử cung để tìm chỗ neo đậu rồi dần hình thành và phát triển thành bào thai. Chính vì vậy, với những thai nhi 1 tuần thì chị em không nên siêu âm. Bởi khi thực hiện siêu âm vào lúc này thì bạn sẽ mới chỉ phát hiên khối trống âm. Qua đó thì đa phần các bác sĩ rất khó có thể đi đến kết luận rằng bạn có thai hay không. Do khối trống âm này xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân. Muốn biết chính xác có thai hay không thì cần phải có hình ảnh phôi thai đã hình thành và phát triển bên trong buồng tử cung, đến lúc này thì mới có thể khẳng định rằng bạn đã mang thai.

Sự thay đổi của mẹ khi mang thai 1 tuần tuổi

Khi mang thai 1 tuần tuổi, cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi như:

  • Xuất hiện cảm giác bị chuột rút hoặc căng cơ ở vùng chậu.
  • Cảm giác đầy hơi, khó tiêu.
  • Ngực cũng xuất hiện cảm giác tê cứng, đầu ti cũng trở nên nhạy cảm hơn. Trong thời điểm này, ngực của một số chị em có thể trở nên đầy đặn hơn, đặc biệt là với một số chị em ngực nhỏ.
  • Lúc này thì cũng có thể xuất hiện cảm giác ốm nghén hay buồn nôn, đặc biệt là khi mới thức dậy vào buổi sáng. Một số chị em thậm chí chỉ cần ngửi mùi thức ăn cũng đã có cảm giác buồn nôn.
  • Bạn cũng sẽ thấy hiện tượng rò rỉ ra một chút máu ở quần chip. Điều này xảy ra do quá trình túi phôi làm ổ ở thành tử cung.
  • Bạn cũng có thể sẽ thấy buồn đi tiểu nhiều hơn, có cảm giác như khó nhịn tiểu lâu hơn trước, dù cho lượng nước tiểu là không nhiều. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do áp lực của tử cung đến bàng quang và sự gia tăng khối lượng máu.

Thời điểm siêu âm lần đầu tiên

Siêu âm thai nhi một tuần tuổi thường sẽ không mang lại kết quả chính xác nên khi mới chỉ có dấu hiệu mang thai trong thời gian này, các chị em không nên quá lo lắng. Theo lời khuyên từ các bác sĩ thì thời điểm khám thai thích hợp nhất là khi chậm kinh ít nhất 2 tuần tính từ ngày đầu tiên của chu kì kinh cuối, có nghĩa là khi tuổi thai rơi vào khoảng 6 – 10 tuần, đồng thời khi sử dụng que thử thai thì kết quả cho ra 2 vạch. Lúc này, khi đi khám thai bạn sẽ biết được rất nhiều thông tin như liệu đã có thai chưa? Thai nhi đã đi vào trong tử cung chưa? Vị trí làm tổ của thai có an toàn không hay thai nhi đã được bao nhiêu tuần,….

Tham khảo thêm:

Những điều cần lưu ý với thai nhi 1 tuần tuổi

  • Các mẹ bầu lúc này nên uống các vitamin để bổ sung đề kháng, đặc biệt là bổ sung acid folic. Liều lượng khuyến khích là ở mức 500mcg/ ngày, nếu có điều kiện thì mẹ bầu nên dùng trong vòng vài tháng trước khi mang thai. Bởi khi hàm lượng acid folic trong cơ thể thấp sẽ dẫn đến khuyết tật dây thần kinh ở thai nhi trong quá trình phát triển ở trong bụng mẹ.
  • Chú ý giữ gìn sức khỏe cẩn thận, chăm chỉ tập thể dục và có một chế độ ăn uống hợp lý. Đồng thời, bạn hãy đi khám sức khỏe để đảm bảo rằng sức khỏe mình đủ tốt cho việc mang thai. Trong thời gian này, tốt nhất bạn cũng nên tránh xa những loại đồ ăn, đồ uống gây kích thích không tốt cho cơ thể như thuốc lá, bia rượu hay các loại đồ ăn cay.
  • Bạn cũng nên tìm hiểu kĩ những thời điểm nên tiêm phòng để chuẩn bị sức đề kháng cho cơ thể thật tốt, đảm bảo sự an toàn cho bạn và thai nhi.
  • Cố gắng hạn chế uống những loại thuốc tây vào thời gian này, trừ khi đã có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Bởi một số thành phần có trong thuốc tây có thể sẽ gây kích ứng và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là những năm tháng sau này của bé.

Các phương pháp siêu âm thai hiện nay

  • Siêu âm đầu dò

Đây là phương pháp chẩn đoán có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm tra thai nhi của mẹ. Siêu âm đầu thường áp dụng sau khi chị em thụ tinh với thời gian 17 ngày hoặc chậm kinh 7 ngày, điều này sẽ cho biết chính xác rằng liệu mẹ có đang mang thai hay không

  • Siêu âm vùng bụng

Đây là phương pháp được áp dụng cho hầu hết các trường hợp kiểm tra mang thai. Siêu âm vùng bụng sẽ cho ra kết quả liệu mẹ có mang thai hay không nhưng sẽ chậm hơn so với việc siêu âm đầu dò.

Những thông tin tổng hợp chúng tôi cung cấp hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc về việc siêu âm thai 1 tuần tuổi có được không?. Nếu bạn có băn khoăn muốn được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế qua Hotline: 0836.633.399 hoặc nhắn tin [TẠI ĐÂY] vào bất kể thời gian nào trong ngày.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 12-09-2022

Bài viết liên quan
co-thai-12-tuan-biet-trai-hay-gai-chua13TH07 Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]

thai-12-tuan-uong-canxi-duoc-chua13TH07 Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]

thai-12-tuan-nhip-tim-bao-nhieu06TH07 Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]

thai-12-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do04TH07 Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế