Thai 1 tuần niêm mạc dày bao nhiêu mm?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
558 Ngày đăng: 15-09-2022

Niêm mạc tử cung là lớp niêm mạc bao phủ toàn bộ mặt trong của tử cung. Dưới sự tác động của nội tiết tố nữ, độ dày của lớp niêm mạc tử cung ở nữ giới sẽ thay đổi tùy theo chu kỳ kinh nguyệt, tuổi tác và đặc biệt là khi mang thai. Vậy có thai 1 tuần niêm mạc dày bao nhiêu? Ở bài viết dưới đây, bác sĩ CKI chuyên về Sản phụ khoa Hà Thị Huệ sẽ giúp các chị em giải đáp thắc mắc này!

MỐI LIÊN QUAN GIỮA NIÊM MẠC TỬ CUNG VÀ QUÁ TRÌNH THỤ THAI

Nội mạc tử cung hay còn gọi là niêm mạc tử cung là lớp tế bào lót ở mặt bên trong tử cung. Dưới sự tác động của hormone estrogen, lớp niêm mạc tử cung này sẽ thay đổi độ dày mỏng tùy vào từng thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt, tuổi tác và khi mang thai. Niêm mạc tử cung có vai trò quan trọng trong việc thụ thai và bảo vệ sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, dưới sự ảnh hưởng của hormone sinh dục nữ, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên. Đến khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt, trong thời gian rụng trứng, lớp niêm mạc tử cung này sẽ dày khoảng 8 – 12mm. Nếu quá trình thụ tinh xảy ra thì cơ thể tiết ra một lượng lớn hormone sinh dục nữ để kích thích lớp niêm mạc dày lên. Mục đích là để hỗ trợ trứng được thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung và phát triển thành bào thai.

Tuy nhiên, có một số trường hợp do lượng nội tiết tố được tiết ra không đủ hoặc một số nguyên nhân khác khiến cho lớp niêm mạc tử cung mỏng hơn 8mm. Điều này khiến cho hợp tử không thể bám được vào thành tử cung để làm tổ, dẫn đến tình trạng sảy thai. Ngoài ra, có một số trường hợp khác, lớp niêm mạc tử cung quá dày khiến quá trình thụ thai gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nguy cơ khó có con.

Vào cuối chu kỳ kinh nguyệt, nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, thì lượng hormone sinh dục nữ trong cơ thể sẽ bị suy giảm đột ngột. Làm cho lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc và được đẩy ra bên ngoài cùng với máu và trứng không được thụ tinh. Từ đó, tạo thành hiện tượng kinh nguyệt ở nữ giới.

Như vậy, có thể khẳng định lớp niêm mạc tử cung có sự liên quan mật thiết tới sự thụ thai. Lớp niêm mạc quá dày hay quá mỏng đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thụ thai và làm tổ.

Thai 1 tuần niêm mạc dày bao nhiêu mm?
Thai 1 tuần niêm mạc dày bao nhiêu mm?

Tìm hiểu vấn đề về thai 1 tuần tuổi:

CÓ THAI 1 TUẦN NIÊM MẠC DÀY BAO NHIÊU?

Trước khi trả lời câu hỏi có thai 1 tuần niêm mạc dày bao nhiêu, thì trước tiên chúng ta cần phải nắm rõ sự thay đổi của lớp niêm mạc tử cung trong suốt chu kỳ kinh nguyệt như sau:

  • Bình thường, lớp niêm mạc tử cung dày khoảng từ 7 – 8 mm
  • Trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt, sau khi kết thúc kỳ “đèn đỏ” là lúc này lớp niêm mạc tử cung mỏng nhất, vào khoảng 3 – 4mm
  • Trong giai đoạn rụng trứng, lớp niêm mạc tử cung dày khoảng từ 8 -12 mm.
  • Trong nửa cuối chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung dày lên đến khoảng 12 – 16mm.

Theo  như bác sĩ Huệ cho biết: Sau khi có thai 1 tuần, các chị em sẽ thấy xuất hiện một số dấu hiệu như: trễ kinh, buồn nôn, căng tức ngực, mệt mỏi,… và lúc này niêm mạc tử cung sẽ có độ dày trong khoảng từ 8 – 16mm.

Tuy nhiên, có một số trường hợp nữ giới tuy đã thụ thai nhưng lớp niêm mạc tử cung lại quá mỏng, dưới 8mm. Điều này sẽ có thể khiến phôi thai gặp khó khăn trong việc bám vào lớp niêm mạc này để làm tổ trong buồng tử cung. Từ đó, có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, thai chết lưu…vô cùng nguy hiểm. Do đó, khi thấy các dấu hiệu báo mang thai sớm thì các chị em cần chủ động đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra độ dày niêm mạc tử cung xem có vấn đề bất thường gì không. Nếu có thì các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân chính xác và đưa ra cách khắc phục phù hợp, giúp quá trình thụ thai, mang thai diễn ra thuận lợi.

MỘT SỐ LƯU Ý DÀNH CHO CÁC CHỊ EM KHI MANG THAI 1 TUẦN

Bên cạnh quan tâm đến vấn đề thai 1 tuần niêm mạc dày bao nhiêu, các mẹ bầu cũng cần chú ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và con:

  • Khám thai định kỳ

Đi khám thai định kỳ là một việc làm vô cùng quan trọng đối với mọi phụ nữ mang thai. Thông qua quá trình thăm khám này, các bác sĩ có thể theo dõi được tình hình phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm nguy cơ dị tật ở thai nhi hay các biến chứng có thể xảy ra trong suốt quá trình mang thai cũng như khi sinh nở. Từ đó, có biện pháp theo dõi và xử lý kịp thời.

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của em bé. Do đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ 5 nhóm dưỡng chất quan trọng bao gồm: Tinh bột, đạm, đường, chất béo và vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Ngoài ra, các mẹ bầu cần tăng cường bổ sung các loại khoáng chất như: kẽm, sắt, phốt-pho, magie,.. thông qua các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện.

  • Vận động nhẹ nhàng

Việc thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga, bơi lội,… trong quá trình mang thai sẽ giúp các mẹ bầu nâng cao sức khỏe, tăng cường sức mạnh của cơ, xương khớp và cải thiện tâm trạng. Điều này có thể làm giảm căng thẳng cho cột sống, từ đó cải thiện tình trạng đau lưng khi mang thai.

  • Duy trì tâm lý thoải mái

Người mẹ cần phải giữ một tinh thần thoải mái, tích cực, tránh căng thẳng, áp lực sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Trên đây là những chia sẻ cụ thể về vấn đề thai 1 tuần niêm mạc dày bao nhiêu.Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, chị em hãy nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.663.399 để được các bác sĩ hỗ trợ, tư vấn và đặt lịch hẹn khám trước hoàn toàn miễn phí.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 15-09-2022

Bài viết liên quan
co-thai-12-tuan-biet-trai-hay-gai-chua13TH07 Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]

thai-12-tuan-uong-canxi-duoc-chua13TH07 Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]

thai-12-tuan-nhip-tim-bao-nhieu06TH07 Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]

thai-12-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do04TH07 Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế