Thai 7 tuần kích thước bao nhiêu?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
574 Ngày đăng: 07-02-2023

Chuyên gia y tế nhấn mạnh: thời điểm mang thai 7 tuần là mốc quan trọng trong việc đánh giá tốc độ phát triển của em bé. Nếu thai có kích thước phù hợp, tiêu chuẩn sẽ là tiền đề vững chắc để các cơ quan trong cơ thể phát triển sau này. Vậy, đối với thai 7 tuần kích thước bao nhiêu là bình thường? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết dưới đây.

Thai 7 tuần kích thước bao nhiêu?

Khi bước sang tuần thai thứ 7, mẹ đã dần quen với sự xuất hiện của em bé rồi phải không nào. Mặc dù bụng bầu của mẹ chưa lộ rõ nhưng thời điểm này em bé đang có những bước phát triển mạnh mẽ lớn dần từng ngày trong bụng mẹ.

Thai 7 tuần có kích thước bao nhiêu?
Thai 7 tuần có kích thước bao nhiêu?

Đối với thai nhi 7 tuần tuổi, túi thai có kích thước nhỏ chỉ khoảng 1,3cm và trọng lượng chỉ khoảng vài gam chỉ bằng một quả mâm xôi. Lúc này qua siêu âm bác sĩ đã có thể phát hiện được chỉ số về nhịp tim thai của em bé dao động khoảng từ 120-160 nhịp/phút.

Thời điểm này, từ bàn tay, bàn chân cho đến ngón tay hay ngón chân có màng là biểu hiện dễ nhận thấy. Cùng với đó, phần xương cụt của em bé dần dần co lại và kết nối với nhau cơ bản. Hệ thống các tế bào thần kinh cũng đang phân nhánh tích cực để kết nối với nhau. Cùng với đó, các cơ quan nội tạng của bé cũng phát triển rõ rệt với mí mắt và ống thở hình thành.

Tế bào hồng cầu được sản xuất bởi gan, dần hình thành tủy xương. Hệ tiêu hóa của em bé cũng xuất hiện và bắt đầu quá trình bài tiết thông qua túi ổi của người mẹ. Thêm vào đó, thời điểm này bộ phận sinh dục của em bé cũng có bước phát triển nhanh chóng.

Em bé của mẹ đã có cơ quan sinh dục nhưng các tế bào chưa hoàn thiện hoàn toàn nên cho dù có siêu âm, mẹ cũng chưa thể biết giới tính em bé lúc này.

Khi mang thai 7 tuần, cơ thể mẹ cũng có sự thay đổi nhất định, mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi hơn rất nhiều. Dễ nhạy cảm với một số món ăn, tình trạng nôn, buồn nôn xảy ra thường xuyên- là biểu hiện rõ rệt của ốm nghén. Bên cạnh đó, mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu nhiều hơn. Cảm giác dễ hụt hơi trong thời điểm này cho dù không làm việc nặng.

Một số hoạt động sinh hoạt của mẹ có thể bị thay đổi, từ giấc ngủ đến chế độ nghỉ ngơi, chế độ ăn uống, chế độ làm việc…mẹ bầu cần phải điều chỉnh và thích nghi phù hợp nhất.

Tìm hiểu thêm:

Những yếu tố tác động đến kích thước và cân nặng của thai nhi 7 tuần

Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế- CKI-Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm- nguyên trưởng khoa Trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ- kế hoạch hóa gia đình, hiện nay bác sĩ đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cho biết: Có nhiều yếu tố tác động tới cân nặng và tốc độ phát triển của thai nhi. Trong đó có những yếu tố cơ bản có thể kể đến như sau:

– Thiếu máu: nguyên nhân thiếu máu thường do thiếu sắt thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mẹ thiếu máu không chỉ khiến cho cơ thể mệt mỏi hơn mà còn dẫn tới tình trạng túi ối nhỏ hơn so với bình thường.

– Yếu tố di truyền; Chuyên gia cho biết chiều cao và cân nặng của bố mẹ có thể ảnh hưởng tới em bé. Tuy nhiên, yếu tố này được cho là chiếm một phần rất nhỏ.

– Tuổi và tình trạng mang thai: Một số nghiên cứu cho kết quả nếu như bố và mẹ đã nhiều tuổi, trên 35 tuổi sẽ có thể sinh con ra bị nhẹ cân hơn bình thường. Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu thai đôi thường kích thước thai sẽ nhỏ hơn.

– Chế độ dinh dưỡng khi mang thai: là một trong những yếu tố chính và quan trọng ảnh hưởng tới cân nặng và sự phát triển của bé. Theo đó, trong thai kỳ, mẹ cần dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ thành phần vitamin khoáng chất có trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, hoa quả tươi….

– Mẹ mắc bệnh lý: Nếu như mẹ bầu mắc một số bệnh lý như huyết áp, tim mạch, hen suyễn…có thể là nguyên nhân dẫn tới khi mang thai em bé phát triển chậm hơn so với bình thường.

– Tâm lý người mẹ khi mang thai: Nhiều người không biết rằng tâm lý của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của em bé. Nếu người mẹ thường xuyên lo lắng, căng thẳng quá mức…tác động tiêu cực đến thai nhi.

Làm thế nào để kích thước thai phát triển tốt nhất?

Để thai nhi phát triển tốt nhất, kích thước túi ối tăng đúng tiêu chuẩn thì mẹ bầu cần phải chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

– Ngủ đúng giờ giấc, tránh thức khuya và tuyệt đối không nên làm việc quá sức. Bởi việc thức đêm là nguyên nhân khiến cho cơ thể mẹ mệt mỏi, mất ngủ và khó chịu…ảnh hưởng tới kích thước túi thai.

– Thực hiện bổ sung các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, axit folic, vitamin và khoáng chất…nhằm tăng cường sức khỏe, tác động giúp cải thiện kích thước túi ối. Một số loại mẹ bầu cần bổ sung đó là:  thịt bò, thịt nạc, trứng gà, bí ngô, mía, nho, chuối,…các loại hạt ngũ cốc như hạnh nhân, óc chó, ….giúp tăng cường dinh dưỡng dồi dào, vận chuyển oxy và máu nhanh chóng nuôi em bé.

– Một số thực phẩm có chứa nhiều axit folic mẹ nên dung nạp như: cam, sữa, măng tây, quả bơ, ngũ cốc…Với hàm lượng dung nạp cao có thể tăng kích thước thai phù hợp đúng tiêu chuẩn với tuổi thực của em bé.

– Thường xuyên thăm khám, theo dõi thai định kỳ đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của em bé. Nếu như bác sĩ siêu âm thông báo kích thước túi ối nhỏ hơn so với tuổi thai, mẹ bầu cần phải lắng nghe tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ để cải thiện tình trạng này tốt nhất.

Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được thai 7 tuần kích thước bao nhiêu. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc nếu quan tâm đến thăm khám thai định kỳ có thể gọi tới số máy 0243.825.599 – 0836.633.339 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 20-03-2023

Bài viết liên quan
co-thai-12-tuan-biet-trai-hay-gai-chua13TH07 Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]

thai-12-tuan-uong-canxi-duoc-chua13TH07 Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]

thai-12-tuan-nhip-tim-bao-nhieu06TH07 Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]

thai-12-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do04TH07 Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế