Thai 9 tuần phát triển như thế nào?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
462 Ngày đăng: 14-04-2023

Thai 9 tuần phát triển như thế nào thường là thắc mắc của các bà mẹ khi mang thai lần đầu ở tuần thứ 9. Trong giai đoạn này, thai nhi đã có những sự phát triển đáng kể và dần thành hình. Theo dõi sự phát triển của thai ở tuần 9 và các tuần tiếp theo rất quan trọng để bác sĩ kịp thời theo dõi, đánh giá nếu có bất thường xảy ra.

Thai 9 tuần phát triển như thế nào? Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi từ tuần thứ 9

Thai 9 tuần phát triển như thế nào?
Thai 9 tuần phát triển như thế nào?

Bắt đầu từ tuần thứ 9, thai sẽ không còn được gọi là phôi mà chính thức trở thành “thai nhi” bởi đã có sự thay đổi đáng kể về kích thước.

Cụ thể, tính trung bình thì kích thước của thai nhi ở tuần thứ 9 đã được 3 cm, cân nặng xấp xỉ 7 gr.

Vào khoảng thời gian này, những chiếc móng nhỏ xíu trên ngón tay, ngón chân của bé đã không còn màng. Các vùng da xung quanh bắt đầu mọc lông tơ.

Thai nhi khi ở tuần tuổi thứ 9, khớp đang hình thành, phát triển, đặc biệt ở vùng tay và chân. Một số các khớp xương đã có thể cử động gập duỗi.

Phần sụn sẽ tiếp tục biến thành xương, là sự phát triển khởi đầu của bộ xương ở bé. Bàn tay của bé sẽ co lại ở trước ngực. Đồng thời, bàn chân sẽ dài thêm, đủ để có thể chạm tới khu vực phía trước của cơ thể.

Cột sống cũng đang dần hình thành, các dây thần kinh từ cột sống tỏa ra từ tủy sống. Ống thần kinh phát triển. Phần trán của thai nhi sẽ tạm thời phình to ra, não bộ cũng có những dấu hiệu phát triển mạnh mẽ.

Trong giai đoạn thai nhi 9 tuần tuổi, sự phát triển của hệ thần kinh là lớn nhất, có thể thấy rõ được khi phần đầu chiếm phần lớn trên tổng kích thước thai nhi, khoảng một nửa chiều dài của cơ thể.

Ở giai đoạn 9 tuần tuổi, nhịp tim của thai nhi đã mạnh và rõ. Trung bình, nhịp tim sẽ dao động trong khoảng 120-160 lần/phút. Nhịp tim này nhanh gấp đôi so với nhịp tim của mẹ. Nhịp tim nhanh hơn, chậm hơn hoặc thậm chí là chưa nghe thấy tim thai đều là dấu hiệu bất thường cần được bác sĩ theo dõi, đánh giá và chẩn đoán để có phương hướng xử lý.

Khi thai được 9 tuần tuổi, cơ thể người mẹ thay đổi như thế nào?

Dù là mang thai lần đầu hay không, mỗi lần mang thai đều là những trải nghiệm mới mẻ và không giống nhau. Bởi vì các vấn đề mà người mẹ gặp phải có thể giống hoặc khác so với những lần mang thai trước. Điều này là hoàn toàn bình thường!

Nếu như ở trên, chúng ta đã biết được thai 9 tuần phát triển như thế nào thì cơ thể người mẹ khi mang thai 9 tuần cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định đấy nhé!

Thường ở tuần thứ 9, là giai đoạn mà người mẹ sắp bước qua tam cá nguyệt thứ nhất, lúc này các triệu chứng mệt mỏi vì ốm nghén cũng sẽ giảm bớt. Đôi khi, người mẹ còn có nhu cầu về ham muốn tình dục.

Theo các bác sĩ, điều này xảy ra do các triệu chứng khó chịu giảm dần, đồng thời sự gia tăng về hàm lượng hormone sinh dục nữ như estrogen và progesterone tăng cao khiến thai phụ ham muốn nhiều hơn.

Sự gia tăng về lưu lượng tới các khu vực nhạy cảm như ngực, âm đạo khiến thai phụ dễ bị kích thích.

Dẫu rằng ở tuần thai thứ 9, kích thước của thai nhi vẫn còn rất nhỏ, chỉ khoảng 3 cm, thai phụ chưa đủ cảm nhận rằng bụng mình đang to lên nhưng vẫn có thể thấy sự xê dịch về kích thước vòng eo. Vòng eo lúc này đã nhích lên do tử cung cũng lớn hơn.

Các bác sĩ cũng nói rằng, lượng máu trong huyết mạch cũng đang tiếp tục gia tăng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi. Cho đến tam cá nguyệt thứ 3, thể tích máu của cơ thể người mẹ có thể tăng tới 45-50%. Để đảm bảo không bị thiếu máu, các bà mẹ cần chú ý hơn trong việc bổ sung chất sắt để kích thích cơ thể sản xuất hồng cầu.

Chỉ số huyết áp trong thời gian mang thai cũng rất quan trọng. Nó cần nằm trong ngưỡng 120/70 và nếu cao hơn sẽ cần phải có sự điều chỉnh. Từ tuần thai thứ 9, biến chứng tiền sản giật cần được kiểm soát một cách chặt chẽ vì có thể gây nguy hại tới sức khỏe của cả mẹ lẫn em bé.

Theo dõi huyết áp và nước tiểu sẽ giúp phát hiện sớm tiền sản giật, từ đó có chỉ định điều trị thích hợp. Do đó, bác sĩ khuyến cáo người mẹ từ tuần thai thứ 9 nên trang bị thiết bị đo huyết áp tại nhà để kịp thời tới cơ sở y tế khi có dấu hiệu huyết áp tăng cao kéo dài.

Tìm hiểu thêm:

Những lưu ý cho mẹ khi thai ở tuần thứ 9

Kể từ tuần thứ 9, người mẹ cần phải cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, ổn định.

Khu vực xương chậu bắt đầu có áp lực và bạn hãy bắt đầu thực hiện các bài tập hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ để cơ thể có thể kịp thời thích nghi. Mặc dù sắp hết tam cá nguyệt thứ nhất nhưng các nguy cơ vẫn hoàn toàn có thể xảy ra, do đó tuyệt đối không được chủ quan ở khoảng thời gian này.

Vận động nhẹ nhàng là việc làm rất cần thiết, không nên ngồi hay nằm một chỗ quá lâu khiến cơ thể mất dần sự linh hoạt. Chỉ cần nhớ rằng, không tham gia vào các bộ môn có cường độ trung bình hoặc cao, mang tính chất đối kháng.

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng để thai phát triển tốt và mẹ không bị đuối sức. Cần bổ sung đầy đủ, đa dạng các nhóm thực phẩm từ tinh bột, thịt, rau, hoa quả, sữa, các loại hạt,… Các dưỡng chất quan trọng hàng đầu cần bổ sung đầy đủ là sắt, axit folic, omega-3,… giúp phòng ngừa các biến chứng có thể gặp phải khi mang thai.

Cuối cùng, cần thăm khám thai định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ để kịp thời phát hiện các bất thường.

Câu hỏi thai 9 tuần phát triển như thế nào đã có lời giải đáp. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe trong thời kỳ mang thai cần được tư vấn, hãy để lại thông tin [TẠI ĐÂY] hoặc liên hệ theo HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 14-04-2023

Bài viết liên quan
co-thai-12-tuan-biet-trai-hay-gai-chua13TH07 Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]

thai-12-tuan-uong-canxi-duoc-chua13TH07 Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]

thai-12-tuan-nhip-tim-bao-nhieu06TH07 Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]

thai-12-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do04TH07 Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế