Chỉ số AC trong siêu âm thai là gì?
Có khá nhiều chỉ số siêu âm quan trọng phải kể đến là BDP, HC, AC, FL, EFW… Trong đó, AC là chỉ số đặc biệt được quan tâm trong tháng cuối thai kỳ nhưng không phải ai cũng biết. Vậy chỉ số AC trong siêu âm thai là gì? Bác sĩ Hà Thị Huệ – Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm sẽ chia sẻ cụ thể điều này trong bài viết sau.
Chỉ số AC trong siêu âm thai là gì?
Chỉ số AC là chỉ số Abdominal circumference cho mẹ biết về chu vi vòng bụng liên quan trực tiếp tới cân nặng của bé yêu, đặc biệt được quan tâm nhiều trong tháng cuối của thai kỳ. Sở dĩ là vì trong tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng thai nhi tăng lên chủ yếu do sự tích tụ của glycogen trong gan và chất béo, phản ánh qua việc tăng chu vi vòng bụng. Dựa vào chỉ số AC, bác sĩ sẽ giúp mẹ biết được bé có trọng lượng khoảng bao nhiêu cân, như vậy là bình thường hay bất thường.
Để biết chỉ số AC của mình có bình thường không, mẹ bầu có thể theo dõi bảng sau:
Tuổi thai | AC (mm)
Chu vi vòng bụng |
12 tuần | 56 |
13 tuần | 69 |
14 tuần | 81 |
15 tuần | 93 |
16 tuần | 105 |
17 tuần | 117 |
18 tuần | 129 |
19 tuần | 141 |
20 tuần | 152 |
21 tuần | 164 |
22 tuần | 175 |
23 tuần | 186 |
24 tuần | 197 |
25 tuần | 208 |
26 tuần | 219 |
27 tuần | 229 |
28 tuần | 240 |
29 tuần | 250 |
30 tuần | 260 |
31 tuần | 270 |
32 tuần | 280 |
33 tuần | 290 |
34 tuần | 299 |
35 tuần | 309 |
36 tuần | 318 |
37 tuần | 327 |
38 tuần | 336 |
39 tuần | 345 |
40 tuần | 354 |
Xem thêm:
Ý nghĩa của các chỉ số siêu âm thai
Thai 20 tuần siêu âm 4D được không?
Cách đọc các chỉ số siêu âm thai nhi
Ngoài chỉ số AC thì còn có rất nhiều chỉ số khác xuất hiện trên kết quả siêu âm mà mẹ bầu cần chú ý với ký hiệu cùng cách đọc như sau:
Ký hiệu chỉ số | Tên chỉ số | Cách đọc |
CRL | Rown rump length | Chiều dài từ đầu mông |
BPD | Biparietal diameter | Đường kính lưỡng đỉnh |
HC | Head circumference | Chu vi đầu |
TTD | Transverse Trunk Diameter | Đường kính ngang bụng |
APTD | Anterior Posterior Thigh Diameter | Đường kính trước và sau bụng |
APAD | Anteroposterior abdominal diameter | Đường kính bụng từ trước tới sau |
NT | Nuchal traslucency | Độ mờ da gáy |
TAD | Transverse abdominal diameter | Đường kính cơ hoành |
THD | Thoracic diameter | Đường kính ngực |
CER | Cerebellum diameter | Đường kính tiểu não |
BD | Binocular distance | Khoảng cách hai mắt |
OFD | Occipital frontal diameter | Đường kính xương chẩm |
AFI | Amniotic fluid index | Chỉ số nước ối |
FL | Femur length | Chiều dài xương đùi |
GSD | Gestational sac diameter | Đường kính túi thai |
AF | Amniotic fluid | Nước ối |
TAD | Transverse abdominal diameter | Đường kính cơ hoành |
EDD | Estimated date of delivery | Ngày dự kiến sinh |
GA | Gestational age | Tuổi thai |
EFW | Estimated fetal weight | Trọng lượng thai dự đoán |
Tibia | Tibia length | Chiều dài xương ống chân |
Ulna | Ulna length | Chiều dài xương khuỷu tay |
HUM | Humerus length | Chiều dài xương cánh tay |
Fibular | Fibular | Chiều dài xương mác |
Radius | Radius | Chiều dài xương quay |
FTA | Fetal trunk cross-sectional area | Thiết diện ngang thân thai |
Ngoài ra, trong quá trình khám thai, mẹ bầu có thể bắt gặp một số thuật ngữ như sau:
Thuật ngữ | Ý nghĩa |
HBSAg | Xét nghiệm về viêm gan |
Alb | Albumin – một loại protein trong ước tiểu |
HA | Huyết áp |
HAcao | Huyết áp cao |
TT | Tim thai |
TT(+) | Tim thai nghe thấy |
TT(-) | Tim thai không nghe thấy |
BCTC | Chiều cao tử cung |
Hb | Mức Haemoglobin trong máu |
KC | Kỳ kinh cuối |
MNT | Mẫu nước tiểu lấy phần giữa |
NTBT | Không phát hiện gì bất thường trong nước tiểu |
KL | Đầu em bé chưa lọt vào khung xương chậu |
Lọt | Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu |
TSG | Tiền sản giật |
Para 0000 | Người phụ nữ chưa sinh lần nào |
Ngôi | Em bé ở vị trí xuôi, ngược, xoay trước sau thế nào |
Ngôi mông | Đít em bé ở dưới |
Ngôi đầu | Em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới) |
DS | Dự kiến ngày sinh |
VDRL | Thử nghiệm tìm giang mai |
HIV(-) | Xét nghiệm AIDS âm tính |
HIV(+) | Xét nghiệm AIDS dương tính |
CCPT | Em bé xoay phải đưa ra đằng trước |
CCTT | Em bé xoay trái đưa ra đằng trước |
CCPS | Em bé xoay phải đưa ra đằng sau |
CCTS | Em bé xoay trái đưa ra đằng sau |
Cách tính cân nặng qua chỉ số siêu âm thai
Có một cách tính trọng lượng thai đơn giản mà nhiều người áp dụng đó là dựa vào chu vi vòng bụng cùng chiều cao tử cung. Cụ thể công thức như sau:
Trọng lượng thai nhi (gram) = [ (chiều cao tử cung + chu vi bụng) x 100 ] / 4
Tuy nhiên, chu vi bụng có thể tăng giảm tùy thuộc vào việc mẹ bầu gầy hay béo, nước ối ít hay nhiều nên công thức này cho tỷ lệ sai số cao. Thay vào đó, để tính toán cân nặng thai nhi một cách chính xác nhất, mẹ bầu nên dựa vào các chỉ số siêu âm thai.
Cụ thể, mẹ có thể dựa vào đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chu vi bụng (AC), chiều dài xương đùi (FL), chu vi vòng đầu (HC) hoặc đường kính ngang bụng (TAD) với công thức cụ thể như sau:
Công thức 1:
Trọng lượng (g) = [ BPD (mm) – 60 ] x 100
Ví dụ: Nếu chỉ số BPD của thai là 90 mm thì thai sẽ có trọng lượng khoảng [ 90 – 60 ] x 100 = 3000 g hay 3 kg. |
Công thức 2:
Trọng lượng (g) = 88,69 x BPD (mm) – 5062
Ví dụ: Nếu chỉ số BPD của thai là 90 mm thì thai sẽ có trọng lượng khoảng 88,69 x 90 – 5062 = 2920 g. |
Công thức 3:
Trọng lượng (g) = 7971 x TAD (mm)/ 100 – 4995
Ví dụ: Nếu chỉ số TAD của thai là 100 thì thai sẽ có trọng lượng khoảng 7971 x 100/100 – 4995 = 2976 g. |
Công thức 4:
Trọng lượng (g) = 13,54 x BPB + 42,32 x TAD + 30,53 x FL – 4213,37
|
Tóm lại, nếu muốn tính cân nặng cho thai thì mẹ có thể dựa vào các chỉ số siêu âm với công thức như trên. Tuy nhiên, các công thức này không mang tính tuyệt đối nên mẹ đừng quá ngạc nhiên khi thấy bản thân tính con được 3,2 kg mà sinh ra chỉ có 3 kg.
Điều quan trọng là mẹ cần chủ động khám thai, siêu âm thai định kỳ để theo dõi và chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh nhất. Ngoài ra, mẹ cần tìm hiểu thật kỹ về địa chỉ mà mình định lựa chọn để được thăm khám an toàn, cho kết quả nhanh chóng, chính xác.
Một trong những địa chỉ mà mẹ bầu có thể tin tưởng lựa chọn khi cần khám thai là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội). Do được xây dựng và phát triển theo mô hình “bệnh viện khách sạn” nên phòng khám đầu tư rất nhiều máy móc hiện đại với đầy đủ dụng cụ chuyên dụng cần thiết như:
- Hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động
- Thiết bị siêu âm 2D, 3D, 4D
- Máy phân tích nước tiểu 10 thông số
- Công nghệ ánh sáng sinh học
- …
Hơn nữa, phòng khám còn quy tụ rất nhiều bác sĩ giỏi, ưu tú, đầu ngành, giàu kinh nghiệm từ khắp các trung tâm, bệnh viện lớn của thủ đô như:
- Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện: Chuyên khoa II Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm về khám thai, siêu âm thai, khắc phục các vấn đề bất thường trong suốt thai kỳ cho mẹ bầu.
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ với hơn 20 năm kinh nghiệm về khám thai, siêu âm thai, từng giữ vị trí Trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ với hơn 20 năm kinh nghiệm về khám thai, siêu âm thai, tư vấn kế hoạch hóa gia đình.
- Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ với hơn 20 năm kinh nghiệm về khám thai, siêu âm thai, tư vấn kế hoạch hóa gia đình.
Quy trình thăm khám đảm bảo vệ sinh, vô trùng đạt chuẩn, an toàn tuyệt đối. Dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáp, nhanh chóng, không phải đợi chờ lâu. Chi phí công khai minh bạch theo đúng quy định của Sở Y tế.
Thời gian làm việc: 8h – 20h hàng ngày
Đường dây nóng: (024) 38255599 – 083.66.33.399
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về các chỉ số siêu âm thai, biết chỉ số AC trong siêu âm thai là gì cùng cách tính cân nặng dựa trên các chỉ số siêu âm thai. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, bạn có thể nhấp chuột hỏi [tại đây] để được tư vấn cụ thể hơn (hoàn toàn miễn phí).
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0836 633 399 - (0243)8 255 599
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại
- Hotline: 0836 633 399 - (0243)8 255 599
- Click [Tư vấn trực tuyến]
- Để tiết kiệm chi phí hãy [ĐỂ LẠI SĐT]
Ngày sửa: 26-04-2022
“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]
Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]
Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]
Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]