Có thai 5 tuần bị ra máu hồng?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
517 Ngày đăng: 04-11-2022

Trong quá trình mang thai, đặc biệt trong những tuần đầu của thai kỳ, việc thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường, đặc biệt là tình trạng âm đạo ra máu khiến cho không ít mẹ bầu cảm thấy hoang mang, lo lắng. Vậy có thai 5 tuần bị ra máu hồng có sao không? Cần phải làm gì khi gặp phải tình trạng này? Ở bài viết dưới đây, bác sĩ CKI Sản phụ khoa Đinh Thị Quỳnh Huế sẽ giúp các chị em đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này !

CÓ THAI 5 TUẦN BỊ RA MÁU HỒNG: BÌNH THƯỜNG HAY BẤT THƯỜNG?

Theo bác sĩ CKI Sản phụ khoa Đinh Thị Quỳnh Huế cho biết: Có thai 5 tuần ra máu hồng là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu. Theo thống kê cho thấy, có đến hơn 20% phụ nữ mang thai đã từng gặp phải tình trạng vùng kín ra máu với lượng nhiều hoặc ít trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do phôi thai đang bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ, khiến lớp niêm mạc bị bong tróc và chảy ra một chút máu được gọi là máu báo thai. Lúc này, các mẹ bầu sẽ thấy có một vài giọt máu có màu nâu hoặc hồng dính ở trên quần lót. Tình trạng này có thể hoàn toàn biến mất sau từ 1- 2 ngày. Trong trường hợp này, các thai phụ không cần phải quá lo lắng, chỉ cần chú ý chăm sóc sức khỏe và đi khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu các chị em thấy lượng máu ra nhiều, ồ ạt đi kèm cùng với các triệu chứng bất thường như: đau bụng dữ dội, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, choáng váng, khó thở,… thì tuyệt đối không được chủ quan và nên chủ động đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế. Bởi hiện tượng ra máu lúc này có thể là dấu hiệu cảnh báo những  biến chứng thai kỳ vô cùng nguy hiểm.

Có thai 5 tuần bị ra máu hồng có sao không?
Có thai 5 tuần bị ra máu hồng có sao không?

CÓ THAI 5 TUẦN BỊ RA MÁU HỒNG CẢNH BÁO NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ?

Tình trạng có thai 5 tuần bị ra máu hồng có thể là biểu hiện cảnh báo các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như:

  • Mang thai ngoài tử cung

Đây là tình trạng túi thai không nằm ở trong tử cung mà làm tổ ở những vị trí khác như: ống dẫn trứng, buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung,… Các triệu chứng lâm sàng của thai ngoài tử cung bao gồm: ra máu âm đạo kéo dài với số lượng ít, có màu sẫm và loãng hơn bình thường, đau nhói bụng dưới…. Tình trạng này nếu không được can thiệp xử trí kịp thời, thì khối thai có thể bị vỡ ra, máu có thể tràn vào ổ bụng và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như: đau bụng dữ dội đột ngột, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu,…, thậm chí đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

  • Viêm nhiễm đường sinh dục

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng có thai 5 tuần bị ra máu hồng. Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết có thể gây mất cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại tác nhân có hại phát triển mạnh mẽ và gây viêm nhiễm. Khi mắc căn bệnh này, các mẹ bầu có thể gặp một số dấu hiệu bất thường như: khí hư ra nhiều, có màu lạ và mùi hôi khó chịu, âm đạo ra máu bất thường, ngứa ngáy, đau rát vùng kín, đau khi giao hợp, tiểu buốt, tiểu rát,…

  • Sảy thai

Chảy máu âm đạo là dấu hiệu phổ biến nhất của sảy thai. Đây là tình trạng thai bị mất trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Máu chảy ra có thể ở dạng đốm hoặc dịch màu nâu hay chảy máu ồ ạt. Ngoài ra, các triệu chứng sảy thai khác bao gồm: đau bụng dữ dội và dai dẳng, đau vai, tiểu chảy, nôn mửa, cơ thể mệt mỏi, có thể bị ngất xỉu,… Trong trường hợp này, các mẹ cần đến cơ sở chuyên khoa gần nhất để được thăm khám, theo dõi và có biện pháp can thiệp kịp thời.

  • Tác động do những lần khám thai

Trong những lần khám thai, các bác sĩ có thể sử dụng một số dụng cụ y tế chuyên dụng tác động vào âm đạo để kiểm tra như: Siêu âm qua ngã âm đạo, kiểm tra bộ phận sinh dục bằng mỏ vịt,…. Các dụng cụ này sẽ có thể gây kích thích, tổn thương cổ tử cung hoặc tử cung. Từ đó, dẫn đến tình trạng vùng kín rỉ ra một ít máu màu hồng.

  • Quan hệ tình dục khi mang thai

Trong thai kỳ, các cặp vợ chồng vẫn có thể quan hệ tình dục nhưng nên lựa chọn những tư thế “yêu” an toàn, phù hợp, không nên thực hiện những động tác kích thích mạnh có thể khiến mẹ bầu bị đau hoặc chảy máu vùng kín. Trong giai đoạn 3 tháng đầu và cuối thai kỳ,  các mẹ bầu cần cẩn trọng khi quan hệ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi gặp phải tình trạng có thai 5 tuần ra máu hồng kéo dài kèm theo những biểu hiện bất thường khác, các mẹ bầu nên chủ động đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Tìm hiểu thêm:

PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ RA MÁU LÚC MANG THAI?

Khi có dấu hiệu ra máu ở tuần thai thứ 5, các bà bầu nên thông báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra cụ thể và thực hiện những việc dưới đây:

  • Chú ý theo dõi lượng máu ra, tần suất xuất hiện và đặc điểm máu chảy. Nếu máu chảy nhanh, nhiều, ồ ạt liên tục kèm theo các biểu hiện như: đau bụng dữ dội, chuột rút,… thì cần phải đến bệnh viện ngay lập tức. Nếu máu chảy ít, nhỏ giọt và chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất thì các chị em không cần quá lo lắng.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động trong thời gian này, nếu máu chảy nhiều, ồ ạt liên tục thì cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.
  • Chú ý vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, tránh sử dụng các dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh bởi chúng có thể gây mất cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
  • Nếu tình trạng ra máu không thuyên giảm thì các mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán, không được tự ý chữa trị tại nhà bởi việc làm này sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Mong rằng qua bài viết trên đây, các chị em có thể giải đáp được băn khoăn có thai 5 tuần bị ra máu hồng có sao không. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 04-11-2022

Bài viết liên quan
co-thai-12-tuan-biet-trai-hay-gai-chua13TH07 Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]

thai-12-tuan-uong-canxi-duoc-chua13TH07 Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]

thai-12-tuan-nhip-tim-bao-nhieu06TH07 Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]

thai-12-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do04TH07 Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế