Thai 10 tuần phát triển như thế nào?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
144 Ngày đăng: 30-05-2023

10 tuần tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng trong thời kì mang thai. Đây là cột mốc đánh dấu thai nhi đã kết thúc thời kỳ phôi thai và trở thành một bào thai, từ đó phát triển liên tục, nhanh chóng và ổn định hơn.

Ở thời điểm này, những dị tật hầu như không còn có cơ hội xuất hiện nữa, bào thai đã có hình dạng con người và bắt đầu được coi là một thai nhi vào tuần tiếp theo.

Vì vậy, các mẹ cũng cần để ý vào thời điểm này, nếu có bất cứ dấu hiệu lạ nào thì lập tức tìm tới các bác sĩ để được kiểm tra ngay.

Vậy, như thế nào là đặc điểm của một thai nhi 10 tuần tuổi khỏe mạnh, bài viết dưới đây sẽ làm rõ điều đó!

THAI 10 TUẦN PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

Thai 10 tuần phá triển như thế nào?
Thai 10 tuần phá triển như thế nào?

Kích thước thai và sự thay đổi của thai nhi 10 tuần tuổi:

Thai nhi 10 tuần tuổi có kích thước vào tầm khoảng 3-4cm, tính từ đỉnh đầu tới chỏm mông và nặng khoảng 4-5g, to bằng một quả quất.  

Đầu thai nhi cũng đã bắt đầu to ra với sự phát triển nhanh chóng và vượt trội của não. Răng cũng dần xuất hiện ở dưới lợi và liên kết với xương hàm.

Các màng giữa ngón chân, ngón tay dần biết mất và móng tay cũng được hình thành. Các khớp xương trên cơ thể cũng bắt đầu xuất hiện và bạn có thể sẽ sớm thấy bé cầm, nắm, mút ngón cái ở những tuần gần tới tiếp theo.

Những cơ quan nội tạng cần thiết vẫn đang phát triển và hoàn thiện với tốc độ chóng mặt bắt đầu hoạt động đúng với chức năng của chúng ở tuần này.

Ở thời điểm này, nếu thai nhi là nam thì tinh hoàn của bé cũng sẽ bắt đầu sản xuất hormone testosterone của nam giới.

Tim thai của thai nhi 10 tuần tuổi:

Tim của thai nhi ở tuần này đập rất nhẹ và gần như không thể cảm nhận được, chỉ có thể nghe được thông qua siêu âm.

Nhịp tim của bé ở thời điểm này thường rơi vào mức trung bình là khoảng từ 140 – 170 nhịp/phút, áp dụng cho cả bé trai và bé gái.

Khi siêu âm ở tuần thứ 10, mẹ cần lưu ý nếu tim thai của bé có các biểu hiện sau:

– Tim thai dưới 90 nhịp/phút là biểu hiện của tim thai yếu, tỷ lệ sảy thai có thể lên đến 86%.

– Nhịp tim thai dưới 70 nhịp/phút thì tỷ lệ sẩy thai được khuyến cáo là khá cao.

– Tim thai đập hơn 180 nhịp/phút là quá nhanh, có thể thai nhi gặp vấn đề về tim mạch.

Khi gặp những trường hợp như vậy, điều cần thiết phải làm là giữ bình tĩnh hết mức có thể để tránh ảnh hưởng xấu tới thai nhi và xin chỉ dẫn của bác sĩ về tình trạng mình và bé đang gặp phải.

Thai nhi ở tuần 10 đã biết đạp chưa?

Câu trả lời là rồi, ở tuần thứ 10, thai nhi đã có những hoạt động như đạp, trườn, xoay người,…

Tuy nhiên vì kích thước thai nhi ở thời điểm này còn quá nhỏ so với mẹ nên những hành động này là hầu như không thể cảm nhận được. Các mẹ chỉ có thể cảm nhận được cử động của bé một cách rõ ràng ở tuần thứ 16 trở lên của thai kỳ.

Nói tóm lại, thai nhi ở tuần thứ 10 đã ở vào tình trạng ổn định và an toàn, phát triển nhanh chóng, không dễ bị ảnh hưởng, thai lưu,.. nữa. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các mẹ được lơ là trong việc giữ gìn cho cả sức khỏe của thai nhi và bản thân nhé.

Tham khảo thêm:

SỰ THAY ĐỔI CỦA CƠ THỂ MẸ KHI MANG THAI TUẦN THỨ 10

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thai nhi, cơ thể mẹ cũng sẽ có những thay đổi phù hợp để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai kỳ.

– Tử cung trước tuần 10 có kích thước bằng một trái lê thì nay đã phát triển to dần ngang kích thước của một quả bưởi, kích thước bụng theo đó cũng tăng dần và đây là lúc các mẹ nên chuyển sang mặc đồ bầu để đảm bảo độ rộng thoải mái nhất.

– Do ảnh hưởng của nội tiết, vùng da quanh đầu núm vú của mẹ sẽ đậm màu hơn. Đặc biệt, bạn sẽ xuất hiện một đường sẫm màu kéo dài từ rốn đến vùng bụng dưới, đường sẫm màu này sẽ đậm dần trong suốt thai kỳ và mờ dần sau khi sinh em bé.

– Xuất hiện gân xanh ở ngực và bụng – nguồn cung cấp máu và dinh dưỡng tới thai nhi đang lớn dần. Chúng cũng sẽ biến mất sau quá trình sinh đẻ và cho con bú.

– Thời điểm này các mẹ vẫn có thể bị ốm nghén, buồn nôn nhưng vì cơ thể đã dần quen với sự xuất hiện của thai nhi nên những biểu hiện này sẽ nhẹ nhàng đi phần nào.

– Mẹ sẽ phải đối mặt với chứng táo bón và ợ chua cũng do nội tiết tố thay đổi gây ra, nó làm quá trình tiêu hóa chậm lại, làm lỏng van ngăn giữa thực quản và dạ dày của bà bầu.

*Lưu ý: Tránh xa các thực phẩm cay, nóng và ăn nhiều đồ ăn có chất xơ và không nên nằm xuống ngay sau khi ăn để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày và ợ nóng.

– Khung chậu và bàng quang cũng bị ảnh hưởng, các cơ chậu đã được nới lòng hơn trươc, gây són tiểu khi bạn cười hay hắt hơi.

– Cũng do sự thay đổi nội tiết mà mẹ bầu sẽ nhạy cảm hơn, dễ xúc động. Tuy nhiên, mẹ cần tránh stress để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LƯU Ý KHI MANG THAI TUẦN THỨ 10

– Tiếp tục duy trì chế độ ăn đã được thực hiện ở những tuần thai trước.

– Tuyệt đối không được nhịn ăn, lo lắng cân nặng mà ăn uống thiếu dinh dưỡng có thể khiến thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết

– Tập thể dục nhẹ nhàng với những động tác uyển chuyển và không tác động nhiều tới vùng bụng.

– Khi cảm thấy chóng mặt, hãy nghỉ ngơi, và ăn nhẹ chút gì đó để bổ sung lượng đường cần thiết cho cơ thể.

– Khi bị đau bụng, hãy nghỉ ngơi tại chỗ để giảm bớt sự khó chịu, sau đó hãy khám thai lại để được chẩn đoán chính xác là đau dây chằng hay đau do nguyên nhân nguy hiểm hơn… để có hướng nghỉ ngơi hợp lý.

Mẹ có thể tham khảo một số xét nghiệm bên dưới để theo dõi kỹ hơn sự phát triển của thai nhi:

  • Kiểm tra huyết áp, chiều cao và cân nặng.
  • Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng đường và đạm
  • Kiểm tra kích thước tay chân có bị sung quá to không và độ giãn của tĩnh mạch dưới chân như thế nào.
  • Kiểm tra tim thai.
  • Đo kích thước tử cung để xem xét mức độ tương quan đối với ngày sinh nở.
  • Chiều cao của đáy vị (đỉnh tử cung).

Mọi thắc mắc về thai kỳ nói riêng và sức khỏe nói chung, liên hệ đến số điện thoại 02438.255.599 – 0836.633.399 để được tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ!

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 30-05-2023

Bài viết liên quan
co-thai-12-tuan-biet-trai-hay-gai-chua13TH07 Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]

thai-12-tuan-uong-canxi-duoc-chua13TH07 Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]

thai-12-tuan-nhip-tim-bao-nhieu06TH07 Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]

thai-12-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do04TH07 Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế