Thai 3 tuần tuổi có tim thai chưa?
Tình hình phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ là điều mà bà mẹ nào cũng quan tâm, lo lắng đặc biệt là trong những ngày tháng đầu tiên của thai kỳ. Hoạt động của tim thai và sự phát triển của thai nhi là những tín hiệu để bà mẹ cảm nhận rõ ràng nhất sự hiện diện của con. Như vậy thì thai 3 tuần tuổi đã có tim thai chưa? Tim thai phản ánh điều gì về sự phát triển của thai nhi.
Thai 3 tuần tuổi có tim thai chưa?
Trong suốt thời gian mang thai, và phát triển của thai nhi thì tim thai sẽ bắt đầu hình thành và đập khá rõ vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, đây thường cũng là lúc bà mẹ nhận ra mình đã mang thai. Như vậy có nghĩa là thai 3 tuần sẽ chưa hình thành tim thai. Tim thai thường sẽ hình thành và xuất hiện vào tuần thứ 6 hoặc thứ 7 của thai kỳ.
Vào tuần thứ 6 của thai kỳ bạn có thể tiến hành siêu âm để nghe được tim thai. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì tim có thể xuất hiện muộn và có thể xuất hiện vào tuần thứ 8 hoặc 10 của thai kỳ thì mẹ mới có thể nghe được nhịp tim của thai nhi. Việc xuất hiện tim của thai sẽ phụ thuộc vào chu kì kinh nguyệt và sự phát triển của phôi thai. Trong giai đoạn đầu tiên này tim thai ban đầu sẽ hình thành và có dạng ống rất đơn giản và sau đó phát triển và phân chia thành 4 ngăn tim và van tim để đảm nhận chức năng đóng mở tạo lực và giải phóng máu đi khắp cơ thể. Thông thường bắt đầu từ tuần thai thứ 20 trở đi thì nhịp tim của thai nhi đã ổn định và đập rất rõ ràng và bà mẹ có thể cảm nhận được cũng như có thể dùng tai để nghe được nhịp đập của tim thai. Nhịp đập của thai to, rõ ràng thì đồng nghĩa là con đang phát triển khỏe mạnh, bình thường.
Quy trình phát triển và hình thành của tim thai
- Trong khi thụ thai tại vòi trứng và trao đổi thông tin di truyền thì hợp tử trứng sẽ bắt đầu quá trình phân chia tế bào và đồng thời di chuyển từ vòi trứng vào trong tử cung. Quá trình phân chia tế bào sẽ diễn ra liên tục trong khoảng 5 ngày và sau đó sẽ phát triển thành phôi bào. Và khoảng 2 ngày tiếp theo phôi bào sẽ di chuyển vào tử cung và bắt đầu bám và làm tổ trên niêm mạc của tử cung. Trong giai đạon này phôi thai sẽ tiết ra chất có tên gọi tắt là HCG có trong nước tiểu của người mẹ. Vì vậy nếu muốn biết mình có đang mang thai, thụ thai thành công hay không thì bà mẹ có thể tiến hành làm xét nghiệm nước tiểu. Trong trường hợp phôi thia mới làm tổ trong tử cung thì việc siêu âm sẽ không cho kết quả mà ngược lại còn khiến phôi thai bị ảnh hưởng.
- Khoảng 3 tuần sau khi thụ thai tương đương với tuần thứ 5 sau khi ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì ống tim nguyên thủy bắt đầu đập. Sau đó ống tim phát triển và uốn cong, các vách ngăn của tim cũng bắt đầu hình thành và phát triển. Bốn ngắn của trái tim sẽ được hình thành sau cùng với van tim để hình thành trái tim hoàn chỉnh. Thời điểm tim thai hình thành và hoạt động hoàn thiện sẽ là khoảng từ 6-8 tuần sau khi thụ thai.
- Sau 6-8 tuần bà mẹ có thể sử dụng biện pháp siêu âm để nhận biết được hoạt động cũng như sự phát triển của thai nhi.
Tìm hiểu thêm:
Nêu siêu âm tim thai khi nào đề có thể phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh
Siêu âm tim thai là biện pháp là biện pháp thăm khám tiền sản, chuẩn đoán bằng hình ảnh, sử dụng sóng siêu âm để kiểm tra cấu trức cũng như chức năng và số nhịp tim của thia nhi để đánh giá tình trạng tim thai có đang khỏe mạnh bình thường hay mắc các vến đề tim mạch bất thường hay không.
Thời điểm thích hợp để siêu âm tim thai lần đầu là khi thai nhi từ 7-8 tuần tuổi, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phải đượi đến khi thai được 8-10 tuần tuổi để siêu âm tim thai lần đầu.
Siêu âm tim thai là việc làm cần thiết và luôn được các bác sĩ khuyên nghị để có thể sàng lọc tim bẩm sinh tiền sản và có biện pháp điều trị kịp thời. Thực tế có đến 70-80% thai nhi mắc bệnh tim bẩm sinh mắc dù không hề có nguy cơ gây bệnh trước đó. Vì vậy siêu âm tim thai là điều luôn được khuyến cáo đối với tất cả phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là những người có nguy cơ cao như:
- Gia đình có tiền sử, có người mắc bệnh tim bẩm sinh
- Bà mẹ bị mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh di truyền.
- Trong thời gian mang thai bà mẹ mắc Rubella hoặc các bệnh truyền nhiễm khác như: Lupus, Sjogren…
- Bà mẹ có tiền sử đã sử dụng các thuốc chống trầm cảm, insulin, chống co giật…
- Bà bầu mang thai nhờ can thiệp, sử dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo.
Bà mẹ nên làm gì để tim thai cũng như thai nhi được khỏe mạnh
Cảm nhận được nhịp đập đều đặn của tim thai có thể giúp mẹ yên tâm về sự phát triển của thai nhi và có kế hoạch để chăm sóc tốt hơn cho giai đoạn phát triển tiếp theo của thai nhi. Sự phát triển của thai sẽ liên tục thay đổi trong suốt thai kỳ, vì vậy mà có thể có những biến chuyển làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Như vậy để có thể giảm thiểu thấp nhất những rủi ro xấu có thể xảy ra trong thời gian mang thai thì bà mẹ nên chú ý và tham khảo thêm một số những điều cần làm để có một thai kỳ khỏe mạnh:
- Nêu bổ sung thêm axit folic trước khi mang thai khoảng 3 tháng và nên bổ sung trong cả quá trình mang thai để ngăn ngừa tim bẩm sinh và các dị tật tim.
- Trong thời gian mang thai nên chú ý chế độ ăn để hạn chế việc mắc đái tháo đường. Nếu bà mẹ bị đái tháo đường type 2 thì nên theo dõi và kiểm tra lượng đường huyết liê tục trong thời gian mang thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi vì tình trạng tiểu đường ở bà mẹ có thể khiến thai nhi mắc bệnh tim bẩm sinh.
- Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trong quá trình mang thai. Bất cứ một loại thuốc nào trước khi sử dụng cần tham khảo và được tư vấn kỹ càng từ bác sĩ.
- Không sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá trong suốt thời gian mang thai để tránh khiến thai nhi bị dị tật.
Như vậy với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết đã giúp cho chị em phụ nữ đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ có thêm kiến thức về thai sản cũng như sự hình thành và phát triển của tim thai trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc nào thì có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa phụ sản của chúng tôi qua HOTLINE: 02438.255.599 để được tư vần và hỗ trợ miễn phí.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0836 633 399 - (0243)8 255 599
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại
- Hotline: 0836 633 399 - (0243)8 255 599
- Click [Tư vấn trực tuyến]
- Để tiết kiệm chi phí hãy [ĐỂ LẠI SĐT]
Ngày sửa: 27-09-2022
“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]
Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]
Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]
Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]