Thai 5 tuần có hiện tượng bong rau có nguy hiểm không?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
1590 Ngày đăng: 01-12-2022

Bong rau là hiện tượng có thể gặp trong thai kỳ. Đây là biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Thai 5 tuần có hiện tượng bong rau có sao không? Cùng các bác sĩ chuyên khoa giải đáp chi tiết hiện tượng này qua nội dung bài viết sau đây.

Hiện tượng bong rau là gì?

Bong rau thai là hiện tượng nghiêm trọng khi một phần hoặc toàn bộ nhau thai tách ra khỏi thành tử cung của mẹ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất và oxy từ mẹ đến bé, có thể không gây chảy máu nặng ở mẹ nhưng lại nguy hiểm đến thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu,…

Trường hợp bong rau dưới 20 tuần tuổi có thể dẫn đến sảy thai, nếu như hiện tượng này xuất hiện sau 20 tuần được gọi là nhau bong non. Mức độ nguy hiểm của bong rau còn phụ thuộc vào mức độ bóc tách và số tuổi thai nhi. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu tỷ lệ bóc tách là 30% sẽ dẫn đến nguy cơ sảy thai lên đến 50%.

Đây là một biến chứng nguy hiểm của thai kỳ, bong rau sớm trước khi sinh do có sự hình thành khối máu tụ sau rau. Khối máu tụ này lớn dần làm bong bánh rau ra khỏi thành tử cung, cắt đứt sự nuôi dưỡng giữa mẹ và bé.

Hiện tượng bong rau được phân thành 3 mức độ từ nhẹ đến nặng, trong đó mức độ III là tình trạng nặng nhất.

Nguyên nhân thai 5 tuần có hiện tượng bong rau

Thai 5 tuần có hiện tượng bong rau có nguy hiểm không?
Thai 5 tuần có hiện tượng bong rau có nguy hiểm không?

Bong rau non không phải hiện tượng hiếm gặp nhưng đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng sản khoa nguy hiểm này. Tuy nhiên, rau bong non được phát hiện có liên quan mật thiết với các sang chấn mẹ gặp phải trong quá trình mang thai, cụ thể như sau:

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ với những triệu chứng như: tăng huyết áp, phù, protein niệu. Đây là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài vài giờ, thậm chí bài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy vào mức độ nặng nhẹ mỗi người.

Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật, nhất là ở lần mang thai thứ 2 trở đi có nguy cơ bong rau cao hơn.

Chấn thương vùng bụng

Vùng bụng ở thai nhi phát triển được bảo vệ bởi nhiều lớp như dịch ối, thành tử cung, thành bụng,… nhưng nếu như có lực lớn tác động trực tiếp thì có thể khiến bong rau thai. Các chấn thương vùng bụng mẹ có thể gặp trong tai nạn giao thông, bị đánh hoặc ngã khi lao động cũng có thể ảnh hưởng đến rau thai, khiến bong rau non.

Do can thiệp thủ thuật

Những thủ thuật can thiệp xâm lấn trong thai kỳ có thể gây tác động xấu đến tử cung, gây chảy máu và tích tụ cục máu đông, từ đó khiến rau bị tách ra khỏi thành tử cung. Các thủ thuật ngoại xoay thai, lấy máu cuống rốn,… có thể dẫn đến hiện tượng bong rau non.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như:

  • Thai phụ có tiền sử bong nhau thai ở những lần mang thai trước đó.
  • Mẹ bầu sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia,… trong thai kỳ.
  • Mắc các bệnh lý như cao huyết áp, tiền sản giật, rối loạn đông máu,…
  • Vỡ ối sớm.
  • Mẹ bầu mang đa thai.
  • Tử cung mẹ bầu có bất thường hoặc bị u xơ (đặc biệt nếu bị xơ phía sau nơi nhau thai dính vào).

Dấu hiệu bong rau

Nhận biết sớm các dấu hiệu bong rau non giúp xử lý sớm, tránh nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Triệu chứng cơ năng

Nhau bong non có đặc điểm là xuất hiện cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới, đầu tiên là ở vùng tử cung sau đó lan ra lưng, đùi và toàn bộ vùng bụng. Cơn đau do nhau bong non kéo dài khiến người mẹ sắp sinh phải vật vã, lăn lộn.

Cơn đau dữ dội này kèm theo co cứng tử cung, mạch nhanh, huyết áp thấp và tiền sản giật.

Ngoài ra, chảy máu âm đạo có thể xảy ra khi lượng máu trong tử cung không nhiều. Lượng máu này loãng và có màu đỏ sẫm rõ rệt.

Triệu chứng toàn thân

Thiếu máu có thể khiến bà bầu trông kiệt sức và chóng mặt. Nghiêm trọng hơn là hiện tượng sốc, kèm theo tiền sản giật, mạch chậm, đầu chi lạnh, vã mồ hôi, niêm mạc nhợt nhạt, …

Nhau bong non là một tai biến sản khoa cấp tính cực kỳ nguy hiểm, cần được phát hiện và can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Tùy thuộc vào tuổi thai và sự hiện diện của nhau bong non, các bác sĩ có thể chăm sóc hỗ trợ để kéo dài thai kỳ hoặc hỗ trợ chuyển dạ sinh non.

Tìm hiểu thêm:

Thai 5 tuần có hiện tượng bong rau nguy hiểm không?

Mẹ bầu nên biết khi bong rau tách ra khỏi thành tử cung thì không có phương pháp nào để đưa rai trở lại. Nếu không điều trị sớm sẽ khiến thai nhi thiếu oxy và chất dinh dưỡng, thai phụ cũng có nguy cơ mất máu nghiêm trọng. Thai 5 tuần có hiện tượng bong rau có thể biến chứng thành sảy thai, chảy máu, sinh non.  Một số biến chứng bong rau non như:

  • Sốc mất máu: Tình trạng sốc mất máu xảy ra rất nhanh, không tương xứng giữa lượng máu mất thấy được ở âm đạo.
  • Rối loạn đông máu: Bong rau khiến cơ thể mất một lượng máu đáng kể, đây là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đông máu, làm máu chảy sau khi bong rau.
  • Vô niệu: Người bệnh đi tiểu ít, thậm chí là không có nước tiểu. Vô niệu là biến chứng do tình trạng sốc gây tụt huyết áp, chảy máu nhiều, nhưng cũng có thể do hoại tử không hồi phục lớp vỏ thận. Nếu không được phát hiện và điều trị, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, bong rau có thể để lại các di chứng khác nguy hiểm như suy gan, suy thận cấp tính, tăng huyết áp, suy tuyến thượng thận,…

Làm gì khi thai 5 tuần có hiện tượng bong rau?

Bong rau 3 tháng đầu của thai kỳ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, việc cần làm khi có hiện tượng bong rau là thai phụ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có liệu trình phù hợp, giúp thai phụ ổn định sức khỏe.

Tùy theo mức độ bong mà các bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý phù hợp. Đặc biệt, bong nhau thai trong 3 tháng đầu cần nghỉ ngơi, nằm trên giường, không làm bất kỳ việc nặng nào và hạn chế di chuyển để tránh làm tình trạng bong rau trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, mẹ hãy điều chỉnh lại chế độ ăn, nên ăn những món dễ tiêu như món hầm, cháo, tránh ăn đồ khó tiêu,, tái sống, dễ gây đầy bụng, tiêu chảy và táo bón.

Bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng về vấn đề thai 5 tuần có hiện tượng bong rau. Để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết, hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY]. 

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 01-12-2022

Bài viết liên quan
co-thai-12-tuan-biet-trai-hay-gai-chua13TH07 Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]

thai-12-tuan-uong-canxi-duoc-chua13TH07 Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]

thai-12-tuan-nhip-tim-bao-nhieu06TH07 Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]

thai-12-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do04TH07 Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế