Thai 7 tuần ra máu đỏ tươi?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
747 Ngày đăng: 13-02-2023

Thai 7 tuần đã di chuyển và làm tổ trong buồng tử cung nhưng vẫn còn rất nhỏ. Vì vậy, những dấu hiệu nhỏ trong giai đoạn này đều rất nhạy cảm. Cùng các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế tìm hiểu về hiện tượng thai 7 tuần ra máu đỏ tươi trong nội dung bài viết sau đây.

Nguyên nhân thai 7 tuần ra máu đỏ tươi

Trường hợp thai 7 tuần ra máu đỏ tươi nếu chỉ xuất hiện vài giờ, không kèm theo những biểu hiện bất thường nào thì đây không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu như ra máu kéo dài cùng với những hiện tượng bất thường khác thì chị em cần lưu ý. Dưới đây là những nguyên nhân thai 7 tuần ra máu đỏ tươi:

Ra máu báo thai

Thai 7 tuần ra máu đỏ tươi có thể là dấu hiệu báo thai sớm mà mẹ bầu có thể dễ dàng nhận biết. Khi trứng đã được thụ tinh sẽ tiến hành làm tổ và phát triển trong buồng tử cung, gây tác động đến niêm mạc tử cung và chảy máu> thời gian ra máu báo thai của mỗi người là khác nhau có thể từ 7 đến 12 tuần.

Đặc điểm của máu báo thai là ra lượng ít, thường chỉ vài giọt kéo dài trong vài giờ. Máu báo thai có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, không mùi hoặc dịch nhờn, cục máu đông. Tuy nhiên, không phải ai cũng ra máu báo thai, nếu có thì đây là dấu hiệu bình thường, không cần quá lo lắng.

Hiện tượng sảy thai

Ra máu đỏ tươi trong thời kỳ mang thai số lượng nhiều kèm theo dấu hiệu đau bụng dữ dội, đau quặn bụng thì đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng sảy thai thai chết lưu, thai ngoài tử cung nguy hiểm.

Trường hợp thai 7 tuần ra máu đỏ tươi nghi ngờ là sảy thai thì chị em cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để xác định chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Động thai

Động thai là dấu hiệu điển hình của tình trạng dọa sảy thai, có thể đe dọa đến tính mạng thai nhi trong bụng. Động thai thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tình trạng động thai thường có dấu hiệu xuất huyết âm đạo với số lượng ít, màu đỏ tươi hoặc đen, lẫn với dịch nhầy. Đau bụng khi mang thai, đau thắt lưng, cảm giác chướng bụng dưới. Thai nhi lúc này vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.

Nếu như thai phụ bị động thai thì cần can thiệp kịp thời để có 1 thai kỳ khỏe mạnh. Trường hợp chảy máu nặng hơn kéo dài thì có thể gây sảy thai. Vì vậy, khi có triệu chứng thai 7 tuần ra máu đỏ tươi thì chị em không nên coi thường.

Quan hệ tình dục sai cách

Trong những tuần đầu mang thai, vì mẹ bầu chưa nhận biết được các dấu hiệu mang thai sớm và chưa biết mình mang thai nên vẫn quan hệ tình dục bình thường. Thai phụ vẫn có thể quan hệ tình dục nhưng cần thực hiện với các tư thế an toàn, cần cẩn thận tránh cổ tử cung bị kích thích, vỡ mạch máu nhỏ xung quanh xương chậu gây chảy máu, nguy hiểm đến thai nhi.

Do nhiễm trùng

Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, trong đó hoạt động của tuyến nội tiết tăng bất thường khiến mất cân bằng môi trường âm đạo. Từ đó, các loại nấm, vi khuẩn dễ dàng tấn công gây bệnh viêm âm đạo, viêm nhiễm tử cung hoặc các bệnh nhiễm trùng đường tình dục khác. Nếu như tình trạng nhiễm trùng kéo dài có thể làm tổn thương cổ tử cung và gây chảy máu âm đạo.

Nếu dấu hiệu ra máu âm đạo cùng các triệu chứng bất thường như tiết dịch âm đạo có mùi hôi, ra máu đỏ tươi bất thường, đau ngứa vùng kín thì cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra cụ thể.

Do tác động từ kỹ thuật thăm khám thai

Nhiều trường hợp khi khám thai tại những địa chỉ không uy tín, bác sĩ sử dụng các thiết bị hoặc dùng tay đưa vào trong âm đạo kiểm tra khiến tử cung co thắt, ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra và có thể gây chảy máu âm đạo.

Các trường hợp ra máu khi mang thai do tác động từ kỹ thuật thăm khám thường khá ít, nên mẹ bầu không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu như chảy máu đỏ tươi kèm theo hiện tượng chuột rút, đau bụng thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai, tụ máu màng đệm hoặc mang thai ngoài tử cung nguy hiểm.

Thai trứng 

Hầu hết phụ nữ khi bị mang thai trứng sẽ gặp hiện tượng có thai bị ra máu màu đỏ tươi và ốm nghén nặng. Đây là bệnh lý của rau thai, trong đó có một phần hoặc toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành những túi dịch nhỏ, dính vào nhau thành chùm chiếm toàn bộ diện tích tử cung và lấn át cả sự phát triển của bào thai.

Phụ nữ mang thai trứng cần phát hiện sớm và xử lý kịp thời bằng cách loại bỏ để tránh gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu.

Ngoài ra, nếu như có hiện tượng ra máu đỏ tươi ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 thì mẹ cần cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu của nhau tiền đạo hoặc nhau bong non.

Thai 7 tuần ra máu đỏ tươi nguy hiểm không?

Thai 7 tuần ra máu đỏ tươi?
Thai 7 tuần ra máu đỏ tươi?

Đối với hiện tượng mẹ bầu mang thai 7 tuần ra máu đỏ tươi hoặc có hiện tượng chảy máu trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ có thể là dấu hiệu bình thường và vẫn sinh con khỏe mạnh.

Tuy nhiên, thai 7 tuần ra máu đỏ tươi nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Đây có thể là cảnh báo nguy cơ sảy thai nhưng cũng có thể đến từ những nguyên nhân lành tính, ít nguy hiểm. Dù là trường hợp nào thì mẹ bầu cũng nên báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám và tìm ra phương án xử lý phù hợp, tránh nguy hiểm đến sức khỏe.

Tìm hiểu thêm:

Làm gì khi thai 7 tuần ra máu đỏ tươi?

Ra máu khi mang thai có thể là tình trạng lành tính nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe gặp vấn đề. Vì vậy, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện những lưu ý sau:

Theo dõi mức độ và tần suất ra máu

Do xuất huyết âm đạo nên thai phụ cần được theo dõi cẩn thận về tần suất, lượng và đặc điểm của máu. Nếu máu ra nhanh, nhiều, kéo dài kèm theo đau bụng, chuột rút… thì cần đến bệnh viện ngay. Nếu máu chảy ít, lấm tấm, chỉ vài lần và ít ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn đừng lo lắng, đó thường là dấu hiệu lành tính.

Nghỉ ngơi 

Những tháng đầu tiên của thai kỳ là thời điểm vô cùng nhạy cảm đối với sự phát triển và sự sống của thai nhi, vì vậy bà bầu nên hạn chế hoạt động thể chất nhiều nhất có thể, đặc biệt là ở chân. Ngoài ra, lưu ý không dùng lực quá mạnh, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài và mang vác vật nặng.

Vệ sinh vùng kín đúng cách

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị nhiễm trùng âm đạo và rối loạn phụ khoa do thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là nếu họ bị chảy máu khi mang thai. Vì vậy, hãy chú ý vệ sinh và vệ sinh an toàn bằng dung dịch vệ sinh âm đạo chuyên dụng, nước muối sinh lý có độ pH phù hợp.

Lưu ý không thụt rửa quá sâu dễ gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu tình trạng ra máu khi mang thai không cải thiện, thai phụ không nên tự điều trị hoặc dùng các biện pháp tại nhà mà cần đi xét nghiệm và chẩn đoán. Các bác sĩ có thể tiến hành khám âm đạo, siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu để tìm ra nguyên nhân và giải pháp tốt nhất cho tình trạng này.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế khuyến cáo thai phụ nên khám sức khỏe định kỳ, siêu âm tầm soát bệnh lý khi mang thai, can thiệp sớm nếu sức khỏe mẹ và thai nhi có bất thường.

Trên đây là những thông tin quan trọng về nguyên nhân và cách phòng tránh thai 7 tuần ra máu đỏ tươi. Để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ chi tiết hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] 

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 14-02-2023

Bài viết liên quan
co-thai-12-tuan-biet-trai-hay-gai-chua13TH07 Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]

thai-12-tuan-uong-canxi-duoc-chua13TH07 Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]

thai-12-tuan-nhip-tim-bao-nhieu06TH07 Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]

thai-12-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do04TH07 Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế