Thai 7 tuần tim thai yếu ảnh hưởng gì không?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
256 Ngày đăng: 01-03-2023

Thai 7 tuần là thời điểm tim thai phát triển mạnh mẽ, có thể nghe rõ qua siêu âm. Tim thai là dấu hiệu quan trọng giúp nhận biết được sức khỏe và sự phát triển của bé ở trong bụng mẹ. Một số trường hợp thai 7 tuần tim thai yếu khiến mẹ bầu lo lắng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết sau đây.

Nhịp tim thai 7 tuần bình thường như thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, ngay từ ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu hoạt động như 2 ống dẫn của tim thai. Đến tuần thứ 4 của thai kỳ, tim thai dần hoàn thiện. Cuối tuần thứ 5 thì tim thai đã có hình dạng một hạt nhỏ ở giữa phôi.

Tuần thứ 7 tim thai đã chia thành 2 ngăn là ngăn trái và ngăn phải. Đây là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển tim thai. Lúc này, tim thai trung bình sẽ đập từ 90 -100 nhịp/phút và tăng dần trong những tháng sau. Các bác sĩ có thể xác định được nhịp tim thai khi siêu âm qua đường âm đạo.

Đến tuần thứ 12 thì tim thai gần như đã hoàn thiện và sang tuần thứ 12 tim thai đã đạp rõ hơn. Tim thai sẽ hoàn chỉnh cấu tạo và có thể bơm lượng máu khoảng 24 lít/ngày khi 16 tuần.

Đến những tuần tiếp theo, tim thai sẽ tiếp tục phát triển về kích thước, khối lượng, cho tới khi bé chào đời. Trung bình nhịp tim bình thường của thai nhi sẽ từ 120-160 nhịp/phút, tùy từng giai đoạn. Nếu thai nhi cựa quậy nhiều thì có lúc nhịp tim lên đến 180 nhịp/phút. Nếu tim thai đập dưới 110 nhịp/phút thì là tim thai yếu, bé sẽ gặp rất nhiều nguy cơ.

Thai 7 tuần tim thai yếu ảnh hưởng gì không?

Thai 7 tuần tim thai yếu có ảnh hưởng gì không?
Thai 7 tuần tim thai yếu có ảnh hưởng gì không?

Tim thai yếu thường được định nghĩa là nhịp tim của thai nhi dưới 110 nhịp/phút. Tình trạng rối loạn nhịp tim có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào nguyên nhân, tuổi thai và tình trạng của thai nhi.

Mẹ bầu không nên quá lo lắng về trường hợp thai 7 tuần tim thai yếu vì khả năng biến chứng nguy hiểm của nhịp tim thai chậm ước tính chỉ khoảng 1 – 2% trong các trường hợp.

Nếu như nhịp tim của thai nhi chậm dưới mức trung bình so với tuổi thai tương ứng nhưng không kèm theo các triệu chứng bất thường nào khác thì tình trạng này hoàn toàn có thể tự hết sau một thời gian mà không gây hại cho thai nhi và không để lại hậu quả lâu dài.

Tuy nhiên, nếu như tim thai yếu thuộc dạng nguy hiểm thì tình trạng này có thể khiến tích nước ở ngoài mạch hoặc các khoang cơ thể thai nhi, suy tim, thai chết lưu, đe dọa đến tính mạng. Nhịp tim của thai càng chậm thì khả năng sảy thai càng cao.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy thai nhi vẫn bình thường thì mẹ cũng đừng nên quá lo lắng. Có thể do tim thai đã xuất hiện nhưng còn nhỏ, đang trong giai đoạn phát triển sơ khai nền thiết bị siêu âm không thấy rõ được. Hơn nữa, mỗi thai nhi đều có quá trình phát triển khác nhau, nên có thể có tim thai trễ hơn.

Tham khảo thêm:

Nguyên nhân tim thai yếu

Một số trường hợp tim thai yếu có liên quan đến bệnh lý khác như dị tật tim thai bẩm sinh, tắc nghẽn tuần nuôi thai qua dây rốn, đầu thai nhi bị chèn ép trong khung chậu, bệnh mô liên kết ở mẹ, nhau thai bất thường, mẹ bị suy tim, suy thận,…

Ngoài ra, các vấn đề ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lý mẹ bầu cũng có thể tác động đến tình trạng tim thai yếu:

  • Ốm nghén kéo dài khiến thai phụ không bổ sung được đầy đủ dinh dưỡng khiến sụt cân từ đó bào thai không đủ dưỡng chất, tim thai yếu.
  • Mẹ bầu mắc các bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm, u bướu, ung thư hoặc quan hệ tình dục không an toàn khi đang mang thai cũng là những nguyên nhân khiến thai 7 tuần tim thai yếu.
  • Làm việc quá sức đặc biệt trong giai đoạn đầu mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Ăn uống thiếu chất, nhất là sắt, đạm, canxi,…
  • Chấn thương vùng bụng do tai nạn.
  • Căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Phương pháp phòng tránh tim thai yếu

Để phòng tránh tình trạng tim thai yếu, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tiêm phòng trước khi mang thai có thể ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ, đặc biệt là sắt, canxi, axit folic ngăn ngừa dị tật bẩm sinh liên quan đến tủy sống và não. Tim thai yếu cũng có thể do khuyết tật thần kinh.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sử chỉ định của bác sĩ kể cả bổ sung vitamin để tránh mang lại tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
  • Tập thể dục khi mang thai. Không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ, bà bầu tập thể dục thường xuyên, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh tim mạch ở trẻ.
  • Không hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc với các loại chất gây nghiện hay hóa chất độc hại…
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ: nhiều nghiên cứu đã cho thấy tâm trạng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tim thai nhi.

Trường hợp thai 7 tuần tim thai yếu thì thai phụ cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân tim thai yếu, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp đối với từng trường hợp.

Kiểm tra tim thai ở thai 7 tuần tuổi không những giúp mẹ kiểm tra tình trạng sức khỏe thai nhi mà còn giúp nhận biết sớm bất thường, để điều trị từ sớm. Hiện tượng thai chưa có tim có thể do tình trạng nguy hiểm của thai hoặc lỗi thiết bị, do tính sai tuổi thai.

Trên đây là những thông tin liên quan đến thai 7 tuần tim thai yếu. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 20-03-2023

Bài viết liên quan
co-thai-12-tuan-biet-trai-hay-gai-chua13TH07 Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]

thai-12-tuan-uong-canxi-duoc-chua13TH07 Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]

thai-12-tuan-nhip-tim-bao-nhieu06TH07 Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]

thai-12-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do04TH07 Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế