Thai 9 tuần cần bổ sung chất gì?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
207 Ngày đăng: 04-05-2023

Khi thai nhi ở tuần thứ 9, mẹ sẽ bước vào những tuần cuối cùng trong chu kỳ đầu tiên của quá trình mang thai. Đây là giai đoạn mẹ bắt đầu ốm nghén nặng hơn và điều này ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống. Mẹ có thể cảm thấy khó ăn, ăn không ngon miệng hoặc thậm chí là sợ ăn. Vậy khi mang thai 9 tuần mẹ bầu nên bổ sung chất gì và ăn thực phẩm như thế nào để đảm bảo thai nhi phát triển tốt và tăng cường sức khỏe cho mẹ?

Các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu khi mang thai

Khi mang thai, mẹ có nhu cầu nạp năng lượng và các chất dinh dưỡng cao hơn so với bình thường để đáp ứng được sự thay đổi và phát triển của cơ thể. Để nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh, mẹ cần lưu ý xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học gồm các nhóm chất quan trọng không thể thiếu sau:

  • Chất đạm (protein)
  • Chất bột đường (carbohydrate)
  • Chất béo (lipid)
  • Các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Thực đơn dinh dưỡng của mẹ cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất trên để tránh tình trạng thừa hay thiếu năng lượng ảnh hưởng đến em bé và sức khỏe, cân nặng của mẹ.

Mang thai 9 tuần cần bổ sung chất gì?

Tháng thứ 9 trong thai kỳ là giai đoạn phát triển quan trọng của thai nhi, do đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là việc làm tiên quyết. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu để tránh tình trạng thiếu hụt chất do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong suốt thai kỳ và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Thai 9 tuần cần bổ sung chất gì?
Thai 9 tuần cần bổ sung chất gì?
  • Acid folic

Acid folic là một loại vitamin nhóm B (B9). Acid folic đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ thần kinh thai nhi như não bộ và tủy sống. Để thai nhi có thể phát triển một cách hoàn thiện và khỏe mạnh, mẹ cần bổ sung acid folic từ trước khi mang thai và kéo dài trong quá trình thai kì.

Acid folic có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và bé như phòng ngừa dị tật bẩm sinh, phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ, giảm khả năng mắc bệnh ung thư,…

Do đó, mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu acid folic như rau chân vịt, bông cải xanh, gan động vật, thịt gà, thịt vịt, trứng, sữa,ngũ cốc, trái cây. Mẹ bầu tháng thứ 9 nên hấp thu khoảng 600-800 mg axit folic mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý không nên chế biến các loại thực phẩm này trong thời gian dài để tránh giảm lượng acid folic sẵn có.

  • Sắt

Sắt là một trong những dưỡng chất quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai. Trong thời kì này, thể tích máu của cơ thể mẹ tăng 50% để tăng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Mẹ nên bổ sung ít nhất 27-30mg sắt mỗi ngày trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kì. Nếu chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ sắt, mẹ bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.

Mẹ bầu nên bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm chứa lượng sắt dồi dào như: các loại rau, các loại thịt đỏ (tim, gan, cá, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng,…), các loại đậu và uống thêm nhiều nước trái cây chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt.

  • Protein

Đây là dưỡng chất quan trọng để phát triển các tế bào mô và cơ quan của em bé, nhất là não bộ. Mặc dù chưa ra đời nhưng em bé đang được phát triển trong bụng mẹ từ chính nguồn protein mà mẹ bổ sung cho cơ thể. Thai nhi có thể không có đủ nguồn dưỡng chất để phát triển nếu chế độ ăn hàng ngày của mẹ thiếu hụt protein.

Một ngày mẹ bầu 9 tháng nên bổ sung 85-90gr protein. Do đó, một số thực phẩm giàu protein mẹ có thể lựa chọn thêm vào thực đơn hàng ngày là thịt gia cầm, thịt nạc, trứng và cá.

  • Canxi

Canxi có nhiều công dụng đối với sức khỏe của mẹ bầu như giúp xương chắc khỏe, giúp hệ thống tuần hoàn, cơ bắp và thần kinh của mẹ hoạt động trơn tru. Bên cạnh đó, canxi cực kì cần thiết để hình thành nên khung xương và răng cho em bé trong bụng. Nếu cơ thể mẹ bị thiếu hụt canxi sẽ gây ra tình trạng loãng xương, xốp xương ở mẹ do thai nhi sẽ bòn rút canxi từ mẹ. 1.200 miligam canxi mỗi ngày là liều lượng canxi thích hợp mẹ bầu 9 tháng cần bổ sung mỗi ngày.

Chính vì thế, phụ nữ có thai 9 tháng nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao chẳng hạn như: sữa, nước ép trái cây, bông cải xanh, chuối, yến mạch, các loại hạt,…

  • Vitamin C

Vitamin C có vai trò tạo kháng thể tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng cường khả năng hấp thu sắt, giảm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Bổ sung vitamin C giúp cơ thể chống lại các bệnh cảm cúm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như quả chín, cam, bưởi, chanh, ổi, rau xanh,…

  • Vitamin D

Mẹ bầu 9 tháng có nhu cầu vitamin D là 800UI/ ngày. Đây là loại vitamin thiết yếu cho quá trình hấp thu canxi, phốt pho, giúp trẻ tránh tình trạng còi xương ngay trong bụng mẹ. Theo nhiều nghiên cứu, mẹ cũng rất dễ bị tiền sản giật nếu thiếu hụt vitamin D.

Mẹ bầu 9 tháng có thể cung cấp vitamin D cho cơ thể bằng cách tắm nắng, ăn các thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, sữa, nước cam,…

  • Magie

Magie rất cần thiết trong việc hình thành xương, chuyển hóa axit béo và protein giúp mẹ bầu tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, suy nhược hay tăng cân mất kiểm soát ở thai kì.

Mẹ bầu mang thai 9 tháng có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm giàu magie: các loại rau như xà lách, ngô ngọt, đậu Hà Lan,…; các loại quả khô như nho khô, hạnh nhân, hạt điều,…; các sản phẩm từ sữa; cá; thịt;…

Bìa viết liên quan:

Thức ăn mẹ mang thai 9 tháng cần tránh

3 tháng đầu là thời điểm quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Một số loại thực phẩm mẹ bầu 9 tháng nên tránh để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và em bé trong bụng:

  • Hải sản có chứa thủy ngân (cá thu vua, cá kiếm, cá ngừ mắt to,…)
  • Thức ăn sống hoặc nấu tái, chưa chín
  • Thức ăn nhiều giàu mỡ
  • Đồ uống có chứa cồn, caffeine
  • Sữa chua tiệt trùng.

Một vài mẹo giúp mẹ bầu 9 tháng giảm ốm nghén

Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kì. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến việc ăn uống của mẹ, khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, căng thẳng. Dưới đây là một số mẹo mẹ có thể áp dụng để giảm biểu hiện ốm nghén:

  • Ăn ít và ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Uống nhiều nước
  • Uống trà gừng
  • Ăn bánh quy, bánh mì
  • Không ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên, mẹ bầu sẽ có được giải đáp cho câu hỏi “Thai 9 tuần cần bổ sung chất gì?”. Ngoài việc bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể, mẹ cũng cần biết các thực phẩm nào nên tránh và một vài tips giúp mẹ vượt qua cơn ốm nghén. Chúc mẹ có một thai kì khỏe mạnh để sẵn sàng chào đón em bé một cách tốt nhất!

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 04-05-2023

Bài viết liên quan
co-thai-12-tuan-biet-trai-hay-gai-chua13TH07 Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]

thai-12-tuan-uong-canxi-duoc-chua13TH07 Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]

thai-12-tuan-nhip-tim-bao-nhieu06TH07 Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]

thai-12-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do04TH07 Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế