Thai 9 tuần uống nước dừa được không?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
271 Ngày đăng: 25-04-2023

Mang thai 9 tuần uống nước dừa được không? Bà bầu mấy tháng được uống nước dừa? Liệu mới có thai uống nước dừa được không? Chính là nhiều câu hỏi các bà mẹ thường xuyên thắc mắc. Hãy cùng giải đáp trong bài viết này nhé.

Thai 9 tuần uống nước dừa được không?

Thai 9 tuần uống nước dừa có được không?
Thai 9 tuần uống nước dừa có được không?

Những loại thực phẩm, đồ uống an toàn cho phụ nữ đang mang thai là bấn đề được quan tâm nhiều nhất và trong đó có cả nước dừa. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra nước dừa có tính hàn và mát. Mẹ mang thai trong khoảng 3 tháng đầu có rất nhiều thay đổi trong nội tiết tố cũng như sức khỏe của thai nhi trong giai đoan này vẫn chưa được khỏe mạnh hoàn toàn. Tính hàn có trong nước dừa có thể làm cho mẹ bầu tụt huyết áp hoặc gân và cơ của mẹ bị yếu đi. Vì vậy, trong khoảng thời điểm 1-12 tuần đầu của thai kì mẹ cũng như khi thai được 9 tuần tuổi, mẹ bầu nên hạn chế uống nước dừa.

Từ tháng thứ 4 trở đi của thai kỳ (12-24 tuần), mẹ bầu có thể thường xuyên bổ sung nước dừa để hấp thu các dưỡng chất nuôi dưỡng em bé trong bụng. Việc uống nước dừa ở giai đoạn này sẽ giúp mẹ bầu khắc phục chứng ợ chua và hiển cho cơ thể được bổ sung chất điện giải.

Những lợi ích mà nước dừa mang đến cho mẹ bầu

Nước dừa được coi là nguồn dinh dưỡng vàng cho bà bầu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nước dừa cung cấp hàm lượng lớn vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất. Đặc biệt lượng vitamin có trong nước dừa còn nhiều hơn cả những loại nước ép khác. Bên cạnh đs mẹ bầu có thể khỏe mạnh hơn, quá trình trao đổi chất cũng đượpc đẩy nhanh và được bảo vệ khỏi các bệnh thường gặp như cảm cúm, ốm, sốt khi uống nước dừa thường xuyên bởi nó có chứa nhiều enzyme, axit amin, các chất dinh dưỡng chỉ có trong thực vật, đường, sắt, protein, kali, kẽm, folate, canxi… Cụ thể, đối với mẹ bầu ở giai đoạn giữa thai kì, uống nước dừa có những tác dụng sau:

  • Bổ sung các chất điện giải:

Các chất như kali, natri, magie có trong nước dừa có tác dụng duy trì huyết áp ổn định và điều chỉnh độ PH, thúc đẩy các hoạt động của bó cơ cho cơ thể mẹ bầu.

  • Làm dịu các triệu chứng trào ngược dạ dày và táo bón:

Nỗi ám ảnh của mẹ bầu trong những giai đoạn của thai kỳ chính là ợ chua, trào ngược dạ dày và táo bón. Chất xơ có trong nước dừa sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả. Nước dừa còn giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, trung hòa axit và làm giảm trào ngược dạ dày, ợ nóng.

  • Rất tốt cho nước ối

94% thành phần của nước dừa là nước. Do vậy khi uống nước dừa mẹ bầu sẽ có cơ hội cung cấp thêm nước cho cơ thể tạo thành nước ối nôi dưỡng em bé. Cả theo khoa học và quan niệm dân gian, việc tăng chất dinh dưỡng cho nước ối bằng việc bổ sung nước dừa là rất hiệu quả. Phương pháp này đã được áp dụng từ lâu và nước dừa được cho là đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của thai nhi.

  • Nước dừa rất tốt cho hệ tim mạch của mẹ và trẻ:

HDL-C – một loại cholesteron tốt cho tim mạch được hình thành do kali và axit lauric trong nước dừa tạo ra cùng với vitamin C và B1 là những loại dưỡng chất có tác dụng ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Vì vậy, để giúp cho hệ tim mạch của bà bầu hoạt động tốt và phòng tránh nguy cơ đột quy, cung cấp nước dừa cho mẹ bầu là một lựa chọn đúng đắn.

  • Thai nhi được bảo vệ khỏi những dị tật bẩm sinh khi mẹ bổ sung thêm nước dừa:

Folate là thành phần tốt cho các tế bào thần kinh đang được hình thành của thai nhi và thành phần này cũng được tìm thấy trong nước dừa(7.2mcg). Nhờ bổ sung thêm dưỡng chất này, thai nhi sẽ hạn chế được những nguy cơ mắc các dị tật về ống thần kinh.

  • Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ:

Mẹ bầu rất dễ bị tiểu đường thai kỳ nếu như bổ sung quá nhiều đồ ngọt, so với các loại nước khác, nước dừa có hàm lượng đường thấp nên có thể ngăn ngừa nguy cơ mẹ bị tiểu đường thai kì.

  • Tăng cường hệ miễn dịch:

Trung bình, trong 240ml nước dừa có chứa 5.8mg vitamin C, 0.1mg vitamin B1 góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu. Đây chín là các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm hoạt động của các gốc tự do gây ảnh hưởng cho các tế bào. Nhờ đó làm tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ tránh khỏi các bệnh như ốm, sốt, cảm cúm,…

  • Ngăn ngừa loãng xương hiệu quả:

Bộ đôi canxi và photpho có trong nước dừa sẽ góp phần cho rang và xương của mẹ bầu khỏe mạnh, đồng thời giúp mẹ ngăn ngừa nguy cơ loãng xương do chịu sức nặng từ bào thai ngày càng lớn.

  • Làm đẹp da trong thai kỳ:

Với hàng tá các loại vitamin A, B1, vitamin C cùng với hàm lượng nước lớn có trong nước dừa, mẹ bầu có thể vẫn sở hữu được làn da trẻ đẹp, căng bóng từ bên trong. Ngoài ra, bí còn giúp bổ sung độ ẩm và làm giảm triệu chứng rạn da ở những tháng cuối thai kỳ.

Tìm hiểu thêm:

Mẹ bầu nên uống nước dừa vào thời điểm nào trong ngày, uống nước dừa bao nhiêu là đủ?

Để axit lauric có trong nước dừa được phát huy hết công suất, giúp mẹ bầu có thể tăng cường khả năng miễn dịch và khởi động quá trình trao đổi chất, buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất bổ sung nước dừa. Ngoài ra buổi trưa cũng là thời gian thích hợp để mẹ bầu bổ sung nước dừa để giải khát cũng như làm mát cơ thể. Tuyệt đối không uống nước dừa vào buổi tối vì lúc này thời tiết có thể trở lạnh kèm theo tính hàn của nước dừa sẽ không tốt cho mẹ và bé.

Mẹ bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ?

  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho bà bầu, mẹ có thể bổ sung 100-150ml nước dừa cho cơ thế và cũng chỉ cần uống từ 3-4 lần mỗi tuần.
  • Nên uống nước dừa tươi, không nên uống nước dừa đóng hộp hoặc đã để qua đêm.
  • Nước dừa cũng rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc nếu như mẹ bầu uống trong lúc cơ thể mệt mỏi, khó chịu trong người.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc thai 9 tuần uống nước dừa được không của nhiều bậc phụ huynh. Mong rằng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, sinh em bé mẹ tròn con vuông. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo!

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 25-04-2023

Bài viết liên quan
co-thai-12-tuan-biet-trai-hay-gai-chua13TH07 Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]

thai-12-tuan-uong-canxi-duoc-chua13TH07 Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]

thai-12-tuan-nhip-tim-bao-nhieu06TH07 Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]

thai-12-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do04TH07 Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế