Thai 1 tuần siêu âm có thấy không?

Hà Thị Huệ Tác giả Bác sĩ : Hà Thị Huệ Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản phụ khoa Xem đầy đủ >>
696 Ngày đăng: 26-12-2020

Thai 1 tuần siêu âm có thấy không? là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu. Bởi đây là phương pháp duy nhất giúp mẹ nhìn thấy thai nhi ngay từ khi còn trong bụng, đồng thời giúp các bác sĩ đánh giá được tình hình phát triển của thai nhi, cũng như phát hiếm sớm những bất thường (nếu có) và xử lý kịp thời.

Siêu âm thai là một kỹ thuật hình ảnh trong y học không xâm lấn. Siêu âm thai sử dụng dòng sóng âm để tạo ra hình ảnh của túi thai cũng như nhau thai, tử cung cùng các cơ quan khác trong khung xương chậu của người mang thai. Phương pháp này cho phép bác sĩ biết được những thông tin về thai nhi cũng như sự phát triển của bé. Hiện nay có 2 kỹ thuật siêu âm thai chính xác và được áp dụng phổ biến đó là siêu âm đầu dò và  siêu âm qua thành bụng.

Thai 1 tuần siêu âm có thấy không?

Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Hà Thị Huệ – bác sĩ CKI sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện đang làm việc tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cho biết:

“Quá trình trứng được thụ tinh mất khoảng 24h và phải đến 2 tuần sau phôi thai mới có thể bám được vào thành tử cung của mẹ. Mặc dù thai nhi 1 tuần tuổi lúc này được hình thành nhưng thời gian này vẫn chỉ là một cụm tế bào rất nhỏ, chưa hình thành bất kỳ cơ quan nào và mới đang cố gắng phát triển từng ngày nên chưa thể nhìn thấy được gì khi siêu âm.

Chính vì thế, bác sĩ Huệ khuyên các mẹ bầu không nên siêu âm thai vào thời điểm này. Bởi lúc này không chỉ không nhận được kết quả chính xác mà việc siêu âm lúc này thường thực hiện qua đường âm đạo (siêu âm đầu dò) còn có thể gây ảnh hưởng đến sự ổn định trong quá trình làm tổ của thai nhi.”

Vậy thai mấy tuần thì nên siêu âm

Cũng theo bác sĩ Huệ để có kết quả siêu âm chính xác thì ngay sau khi dùng que thử thai có kết quả là 2 vạch và trễ kinh khoảng 2 tuần (tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối), cùng với một số dấu hiệu mang thai sớm (nôn, buồn nôn, ngực căng tức,…) thì mẹ có thể thực hiện siêu âm thai lần đầu.

Vì ở thời điểm này thai đã được khoảng 6 – 10 tuần. Lúc này, thai đã di chuyển vào tử cung, sự phân chia tế bào đang diễn ra mạnh mẽ. Nên đây là thời điểm siêu âm thai thích hợp nhất dành cho mẹ và cho hình ảnh rõ nét, chính xác hơn.

Đến đây, chắc chắc các mẹ bầu đã có được cho mình đáp án cho câu hỏi thai mấy tuần nên siêu âm? lần siêu âm thai đầu tiên này rất quan trọng. Bởi thông qua lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ xác định được mẹ có thai hay không, thai vào tử cung chưa, tuổi thai, tim thai (nếu có), đồng thời biết được tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ như: tử cung, phần phụ,….

Cũng trong lần siêu âm này, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, vệ sinh thân thể và sinh hoạt vợ chồng để đảm bảo an toàn và giúp thai nhi phát triển 1 cách toàn diện nhất. Đồng thời, lên kế hoạch các mốc siêu âm thai quan trọng tiếp theo trong thai kỳ.

Đặc biệt trong trường hợp mẹ bầu đang có bệnh lý đi kèm hoặc qua siêu âm phát hiện tình trạng thai nhi không được tốt thì việc chữa trị ngay từ những ngày đầu tiên của thai kỳ sẽ giúp mẹ hạn chế được rất nhiều rủi ro không mong muốn.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và có được kết quả siêu âm chính xác, các mẹ bầu cần phải lựa chọn cho mình các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng để thực hiện. Nếu vẫn còn băn khoăn trong việc lựa chọn địa chỉ siêu âm thai thì phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội là một gợi ý cho các mẹ bầu.

Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa sức khỏe sinh sản uy tín – trực thuộc sự quản lý của Sở Y tế Hà Nội. Đồng thời là địa chỉ xuất xắc đáp ứng đầy đủ 83 tiêu chí khắt khe của Bộ Y tế để ra. Nơi đây sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên Sản phụ khoa có trình độ chuyên môn giỏi, với hàng chục năm kinh nghiệm đến từ các bệnh viện, trung tâm y tế lớn trong nước trực tiếp thực hiện thăm khám và siêu âm thai.

Không những thế, phòng khám còn được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi mang tầm “bệnh viện khách sạn” với không gian rộng rãi, thoáng mát. Cùng với đó là được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại và được nhập khẩu từ nước ngoài như: máy siêu âm 4D, hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động,… cho kết quả nhanh chóng và hình ảnh chân thực, sắc nét. Môi trường y tế sạch sẽ, tiệt trùng, phòng thủ thuật và các dụng cụ y tế được vô trùng – vô khuẩn đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, phòng khám còn có đội ngũ nhân viên y tế phục vụ tận tình chu đáo. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp, không mất thời gian chờ đợi. Thông tin cá nhân được bảo mật tuyệt đối, chí được niêm yết giá công khai theo quy định của Bộ Y tế.

Để được tư vấn và đặt lịch siêu âm thai trước tại phòng khám, các mẹ bầu có thể nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 hoàn toàn miễn phí.

Những thay đổi khi mang thai 1 tuần

Cơ thể mẹ khi mang thai sẽ trải qua những thay đổi đáng kể để thai nhi phát triển bình thường và chuẩn bị sẵn sàng cho sự ra đời của bé. Theo đó, khi có những dấu hiệu mang thai, cơ thể mẹ sẽ có thay đổi lớn từ tâm lý cho đến hiện tượng mất kiểm soát tạm thời việc đi vệ sinh. Cụ thể, những thay đổi của mẹ khi mang thai 1 tuần mà mẹ gặp phải có thể kể đến như:

  • Mẹ bầu sẽ có cảm giác bị chuột rút hay căng cứng cơ ở vùng xương chậu. Mặt khác, mẹ cũng sẽ có cảm giác bị đầy hơi hoặc trung tiện nhiều hơn.
  • Cảm giác bị ốm nghén, buồn nôn, nôn,… có thể sẽ ghé thăm mẹ từ những tuần thai đầu tiên, đặc biệt là vào buổi sáng. Lúc này mẹ cũng nhạy cảm với mùi hơn, thậm chí mẹ có thể cảm thấy buồn nôn, nôn khi ngửi mùi thức ăn, kể cả những món mà ngày xưa mẹ rất yêu thích.
  • Cảm giác ngực cương cứng, đầu ti cũng nhạy cảm hơn. Ngực của mẹ lúc này sẽ đầy đặn hơn, trong hơn, đặc biệt là đối với những mẹ có ngực nhỏ thì dấu hiệu này càng rõ ràng hơn.
  • Tiểu nhiều hơn, cảm giác như mình khó có thể nhịn tiểu được lâu như trước, thậm chí là vừa tiểu xong mẹ lại cảm thấy buồn tiểu. Điều này được lý giải là do sự gia tăng khối lượng máu cũng như áp lực của tư cung xuống bàng quang bên dưới.
  • Có hiện tượng ra máu âm đạo hay còn gọi là máu báo thai, hiện tượng ra máu này chỉ diễn ra từ 1 – 2 ngày và ra với số lượng rất ít.

Do đó, nếu thấy cơ thể mình xuất hiện những biểu hiện như trên, mẹ nên sử dụng que thử để kiểm tra xem có phải mình mang thai hay là không. Nếu các mẹ vẫn không tin tưởng que thử thai thì có thể tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện xét nghiệm beta hCG để có kết quả chính xác nhất.

Hy vọng với những chia sẻ của bác sĩ Huệ về vấn đề thai 1 tuần siêu âm có thấy không? ở bài viết trên đây đã cung cấp cho các mẹ bầu có thêm được những thông tin bổ ích. Đồng thời, lựa chọn được cho mình địa chỉ  thăm khám và siêu âm thai uy tín. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, mẹ bầu vui lòng nhấp chuột TẠI ĐÂY!

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 26-12-2020

Bài viết liên quan
co-thai-12-tuan-biet-trai-hay-gai-chua13TH07 Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]

thai-12-tuan-uong-canxi-duoc-chua13TH07 Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]

thai-12-tuan-nhip-tim-bao-nhieu06TH07 Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]

thai-12-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do04TH07 Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế