Thai 11 tuần cần bổ sung chất gì?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
155 Ngày đăng: 03-07-2023

Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu cần được quan tâm và xây dựng một cách khoa học, phù hợp. Bời vì những dưỡng chất trong thai kỳ  mang tính quyết định tới cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Như vậy thì thai 11 tuần cần bổ sung chất gì? Cùng tìm hiểm thông qua những chia sẻ dưới đây nhé.

Sự phát triển của thai 11 tuần tuổi

Từ tuần thứ 11 của thai kỳ tức là tuần thứ 9 sau khi thụ tinh, thì thực tế đến thời điểm này noãn mới thực sự được gọi là thai nhi.

Thai nhi ở giai đoạn 11 tuần này sẽ có những phát triển rất nhanh chóng, hình dạng ban đầu đã hình thành gần nhất với hình dạng con người. Đầu thai nhi có kích thước lợn hơn và chiếm khoảng 2/3 chiều dài cơ thể và phần thân cũng bắt đầu phát triển rất nhanh.

Khuôn mặt của thai nhi cung dần hình thành các chi tiết như: hai mắt tiến lại gần nhau hơn, có mí mắt nhắm lại, khuôn mặt rộng hơn, phần tai và vành tai cũng đạt được hình dạng hoàn thiện, mũi cũng đã xuất hiện đường khí đạo, miệng cũng đã hình thành lưỡi và hàm ếch.

Trên thân cũng bắt đầu xuất hiện núm vú và có thể quan sát được qua hình ảnh siêu âm. Các chi tay, chân cũng dần hình thành về phía trước của cơ thể chứ không có dạng mái chèo như giai đoạn trước nữa. Trên tay, chân cũng mất dần màng vịt và hình thành các ngón tay, ngón chân.

Nội tạng bên trong cơ thể cũng được hình thành dần, hồng cần bắt đầu được hình thành từ gan, và đến khoảng cuối tuần thứ 11 này thì bộ phận sinh dục bên ngoài sẽ bắt đầu phát triển và hình thành giới tính cho thai nhi.

Thai nhi ở tuần 11 cũng dã biết thực hiện những cử động đơn thuần nhất như: duỗi người, quơ tay, quơ chân và thậm chí là có thể nấc cụt… tuy nhiên những cử động này qua nhỏ và bà mẹ gần như là không cảm nhận được.

Những thay đổi trên cơ thể người mẹ ở tuần thai thứ 11

Khi đến tuần thai thứ 11 cơ thể người mẹ có những thay đổi rất cụ thể, rõ ràng. Một số những thay đổi lớn mang tính dấu mốc có thể kể đến như:

  • Tiểu tiện thường xuyên hơn: Khi mang thai đặc biệt là tuần thứ 11, cơ thể có sự thay đổi về nội tiết tố hCG sẽ khiến bà mẹ thường xuyên cảm, thấy buồn tiểu. Tuy nhiên bà mẹ không vì ngại đi vệ sinh nhiều lần mà hạn chế uống nước nhé, và đặc biệt chú ý là không nên uống cà phê, đồ uống có cồn và không sử dụng các chất kính thích.
  • Vòng một tăng kích thước và cảm giác tăng tức: Đến tuần thai 11 thì vòng một sẽ tăng kính thước rất rõ rệt và cũng nhạy cảm hơn rất nhiều, những thay đổi này có thể khiến chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu.
  • Ốm nghén: Khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kì, chị em nữ giới thường xuyên gặp phải tình trạng buồn nôn và nôn. Đồng thời cơ thể cũng thay đổi khẩu vị và trở nên nhạy cảm với mùi đồ ăn. Tuy nhiên tình trạng ốm nghén sẽ dần được cải thiện ở cuối tuần thai này và có thể kết thúc khi đến tuần thai 12 và chậm nhất là kéo dài đến tuần thứ 14.
  • Đầy bụng, chướng bụng: Khi mang thai, cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố Progesterone sẽ khiến quá trình cũng như hoạt động của hệ tiêu hóa bị chậm lại hoặc bị gián đoạn và khiến bạn có cảm giác đầy bụng, chướng bụng khó chịu.

Thai 11 tuần cần bổ sung chất gì?

Thai 11 tuần tuổi cần bổ sung chất gì?
Thai 11 tuần tuổi cần bổ sung chất gì?

Ở tuần thai, bà mẹ vẫn còn những cơn ốm nghén nhưng phần lớn là đã được cải thiện, Vì vậy bà mẹ nên ăn uống, bổ sung thêm một số loại thực phẩm để bổ sung chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.

Một số loại thực phẩm mà mẹ bầu nên chú ý bổ sung như:

Nhóm thực phẩm giàu vitamin B6: Những thực phẩm giàu B6 sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, cải thiện sự khó chịu của những cơn ốm nghén. Ngoài ra nhóm vitamin nhóm B cũng vô cùng quan trọng và cần thiết cho cả mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

  • Một số thực phẩm giàu vitamin B, B6 như: sữa, phô mai, cá hồi, cá ngừ, trứng, thịt bò, gan động vật, cà rốt, đậu xanh,…

Nhóm thực phẩm giàu Acid Flolic: Tuần thai 11 cần lượng acid flolic để phát triển và giảm nguy cơ mắc các dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống ở thai nhi. Vì vậy trong giai đoạn phát triển mạnh mẹ 3 tháng đầu của thai kì bà mẹ nên chú ý bỏ sung acid flolic để thai nhi phát triển hệ thần kinh và xương khỏe mạnh.

  • Một số thực phẩm giàu acid flolic bà mẹ nên bổ sung như: các loại rau có màu xanh đậm(rai cải, rau muống, bắp cải…), thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên cám… Ngoài thực phẩm ăn uống hàng ngày thì bạn cần thăm khám để bác sĩ tư vấn và chỉ định sử dụng thêm viên uống bổ sung acid flolic đúng cách.

Nhóm thực phẩm giàu Protein: Đây là chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết đối với hoạt động và sự phát triển của cơ thể. Đối với thai nhi, protein có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy mô thai phát triển nhanh chóng, ngoài ra protein cũng đóng vai trò quan trọng đối với tử cung trong thời gian mang thai.

  • Để đảm bảo cung cấp protein lành mạnh trong quá trình mang thai, bà mẹ nên bổ sung một số loại thực phẩm như: thịt cá, đậu, trứng, sữa, thịt gà, thịt bò, thịt heo…

Nhóm thực phẩm giàu sắt: bà bầu khi mang thai cần được bổ sung thêm sắt để tránh tình trạng thiếu máu, vì thai nhi phát triển và cơ thể người mẹ cần cũng cấp lượng máu lớn cho cả thai thai và cơ thể mình. Vì vậy ngoài việc bổ sung protein thì việc bổ sung sắt cũng rất quan trọng, cần thiết để hỗ trợ quá trình sản sinh hồng cầu.

  • Một số loại thực phẩm giàu sắt mà bạn cần bổ sung như: các loại thịt đỏ, tim, cật, các loại hạt, rau xanh… Ngoài ra thì bà bầu cũng cần thăm khám, để bác sĩ có thể tư vấn và hướng sử dụng thêm viêm uống bổ sung sắt để cơ thể tăng cường hấp thu sắt một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin A, C: Đây là hai loại khoáng chất cần thiết, có tác dụng ngăn ngừa các chứng cảm lạnh, tăng cường sức đề kháng cho bà mẹ và giúp quá trình phát triển xương của thai nhi được chắc khỏe hơn.

  • Một số thực phẩm giàu vitamin A, C như: thịt, thịt cá, sữa, gan động vật, rau có màu xanh thẫm, củ quả có màu vàng hoặc đỏ, đậu đỗ…

Bổ sung canxi và vitamin D: Đây là bộ đôi dưỡng chất cần thiết đối với sự phát triển xương của thai nhi, vì vậy thai 11 tuần cần bổ sung thêm canxi và vitamin D. Một số thực phẩm giàu canxi và vitamin D như: tôm, cua, cá, sữa, rau xanh…

Một số vi chất khác như: magie, selen, i-ốt, kẽm, DHA/EPA… cũng cần được bổ sung trong suốt thai kì, đặc biệt là tuần thai thứ 11 và giai trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kì.

Tham khảo thêm:

Như vậy ở giai đoạn thai 11 tuần cần bổ sung rất nhiều những chất khác nhau, không chỉ thông qua ăn uống, nếu cần thiết bạn cũng sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thêm viêm uống để bổ sung các chất cần thiết nhanh chóng nhất. Để ăn uống ngon miệng và đủ chất thì bạn nên chia nhỏ khẩu phẩn ăn trong ngày và ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 03-07-2023

Bài viết liên quan
co-thai-12-tuan-biet-trai-hay-gai-chua13TH07 Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]

thai-12-tuan-uong-canxi-duoc-chua13TH07 Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]

thai-12-tuan-nhip-tim-bao-nhieu06TH07 Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]

thai-12-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do04TH07 Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế