Thai 8 tuần phát triển như thế nào?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
362 Ngày đăng: 14-03-2023

Thai 8 tuần phát triển như thế nào? Thai 8 tuần là thời điểm mẹ ở tháng thứ 2 của thai kỳ, lúc này bụng mẹ có thể chưa lộ rõ nhưng đã có thể cảm nhận được những thay đổi của cơ thể. Thai nhi đang dần hình thành các bộ phận và bắt đầu chuyển động nhẹ. Cùng tìm hiểu về sự phát triển của thai 8 tuần qua nội dung bài viết dưới đây được chia sẻ bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Thai 8 tuần phát triển như thế nào?

Giai đoạn thai 8 tuần có tốc độ phát triển nhanh chóng, mỗi phút là bé lại tăng thêm 1mm chiều dài cơ thể và có hơn 100 tế bào não được hình thành. Lúc này, bé đã nặng khoảng 1g và chiều dài 1.6cm. Khi siêu âm thai 8 tuần mẹ có thể thấy rõ phần đuôi đã biến mất.

Chiều dài đầu mông thai 8 tuần tuổi có kích thước chỉ bằng khoảng 1 hạt đậu và dài hơn 2.7cm.

Thai 6 tuần phá triển như thế nào?
Thai 6 tuần phá triển như thế nào?

Thai 8 tuần phát triển cơ thể

Thời điểm thai 8 tuần đã mất dần hình dáng giống nòng nọc, cơ thể bắt đầu thẳng ra. Thai đã bắt đầu chồi cánh tay và chân dài ra trong khi ngón tay và ngón chân hình thành bên trong bàn tay và bàn chân.

Hệ tiêu hóa của bé đang phát triển, bao gồm cả ruột. Tuy nhiên, bộ phận này sẽ nhô ra ngoài dây rốn đến tuần thai thứ 12.

Ngoài ra, nhịp tim của thai nhi 8 tuần tuổi lúc này đã đập 100-160 nhịp/phút, nhanh hơn so với người trưởng thành.

Đặc điểm khuôn mặt thai 8 tuần

Mũi và môi trên của bé đã trở nên rõ ràng hơn, các nếp gấp nhỏ của mí mắt đang phát triển. Hình dạng tai bắt đầu hình thành ở ở bên ngoài đầu.

Cơ quan sinh sản

Giai đoạn thai 8 tuần tuổi, cơ quan sinh dục của bé đang bắt đầu hình thành nhưng vẫn chưa để xác định giới tính của thai.

Thai 8 tuần đã có sự phát triển nhanh chóng nhưng mẹ bầu vẫn chưa thể cảm nhận được do thời điểm này thai nhi đang thực hiện các cử động tự phát khi co giật thân và các chồi chân tay rất nhỏ.

Sự thay đổi của mẹ thai 8 tuần

Bước sang tuần thứ 8 của thai kỳ, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của bé thì cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi:

Tử cung giãn rộng

Tử cung của mẹ lúc này sẽ phát triển đến kích thướng tương đương một quả chanh để phù hợp với sự phát triển của thai nhi.

Có thể mẹ bầu lúc này sẽ không thể thấy nhiều sự khác biệt nhưng tử cung đang bắt đầu phát triển. Sự giãn nở của tử cung có thể dẫn đến cơn đau co thắt và sưng nhẹ ở vùng bụng.

Ngực căng tức

Ngực của mẹ cũng sẽ đầy đặn hơn, đôi khi có cảm giác căng tức, hơi khó chịu, So với tuần thứ 7 của thai kỳ thì mẹ sẽ cảm thấy mệt và mất sức hơn. Đôi khi còn bị hụt hơi, choáng váng.

Nguyên nhân do sự gia tăng nồng độ hormon làm ngực phát triển và thay đổi cấu trúc mô để chuẩn bị cho việc sản xuất sữa. Ngực sẽ tiếp tục tăng kích thước trong suốt quá trình phát triển của thai nhi.

Mệt mỏi

Do sự gia tăng của hormone progesterone khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy uể oeri, mệt mỏi do chứng ốn nghén.Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể cảm thấy mệt mỏi vì phải đi tiểu đêm nhiều lần và chẳng thể ngủ đủ giấc từ thời điểm thai 8 tuần.

Vấn đề về tiêu hóa

Một trong những vấn đề mà hầu hết các chị em khi mang thai đều gặp đó chính là rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy. Tình trạng này gây đau bụng, khó chịu trong thời kỳ đầu mang thai. Tuy nhiên đây là những vấn đề sinh lý bình thường, mẹ bầu chỉ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt là có thể cải thiện các triệu chứng trên.

Nhạy cảm với mùi hương

Thời kỳ mang thai, khứu giác của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn và thay đổi nhiều so với trước do sự thay đổi của hormone thai kỳ. Điều này góp phần khiến mẹ bầu cảm thấy chán ăn, buồn nôn. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ giảm dần ở tam cá nguyệt thứ hai nên chị em không cần quá lo lắng.

Bài viết liên quan:

Chăm sóc thai 8 tuần như thế nào?

Một số lưu ý cho mẹ bầu mang thai 8 tuần để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Khi thai 8 tuần, mẹ bầu nên lựa chọn các thực phẩm nhiều tinh bột, chất xơ và dễ tiêu hóa. Ngoài ra, nên hạn chế ăn các thực phẩm quá cay nóng, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ để hạn chế cảm giác khó tiêu.

Mẹ bầu cũng nên chú ý không ăn các loại cá có chứa nhiều thủy ngân như cá thu, cá ngừ, cá mập,… hoặc các sản phẩm chứa thành phần cam thảo để tránh nguy cơ sảy thai.

Bổ sung nước

Việc uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu cải thiện khả năng tiêu hóa cũng như làm dịu cảm giác buồn nôn. Nếu như không thích uống nước lọc thì mẹ có thể thêm một bài lát cam hoặc chanh để tạo hương vị mà vẫn tốt cho sức khỏe.

Vận động nhẹ nhàng

Giai đoạn này mẹ bầu có thể tìm đến các bộ môn như yoga, bơi, đi bộ giúp cải thiện sức khỏe, giảm các cơn ốm nghén cũng như giúp quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, mẹ hãy hạn chế hoạt động mạnh, mất nhiều sức lực như chạy bộ, quần bợt, đi xe đạp, các bài tập cường độ cao.

Đây là thời điểm nhạy cảm khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, mệt mỏi nên cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe, thăm khám thai đầy đủ, Tiến hành khám sàng lọc dị tật bẩn sinh ở thai nhi để can thiệp sớm để tránh nguy hiểm.

Ngoài ra, chị em cần chú ý các biến chứng thai kỳ trong giai đoạn này như ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ, dấu hiệu sớm khi mang thai. Khám sàng lọc bệnh lý tuyến giáp để tránh rủi ro trước khi sinh nở.

Bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng giúp giải đáp thắc mắc thai 8 tuần phát triển như thế nào. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK[TẠI ĐÂY] để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 14-03-2023

Bài viết liên quan
co-thai-12-tuan-biet-trai-hay-gai-chua13TH07 Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]

thai-12-tuan-uong-canxi-duoc-chua13TH07 Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]

thai-12-tuan-nhip-tim-bao-nhieu06TH07 Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]

thai-12-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do04TH07 Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế