Thai 8 tuần uống nước mía được không?
Nước mía là thức uống chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm bà bầu nên uống nước mía, thai 8 tuần uống nước mía được không. Cùng các chuyên gia giải đáp chi tiết những thắc mắc liên quan đến vấn đề này qua nội dung bài viết sau đây. Hãy cùng theo dõi.
Thành phần dinh dưỡng của nước mía
Nước mía là thức uống có vị ngọt dạng siro, được ép từ mía đã gọt vỏ, thường được chế biến để làm đường mía, đường nâu, mật mía, đường thốt nốt. Trong 240ml nước mía có chứa:
- Lượng calo: 183 calo.
- Chất béo: 0g
- Chất đạm: 0g
- Đường: 50g.
- Chất xơ: 0-13g.
Hàm lượng đường trong 240ml nước mía là 50g tương đương với 12 thìa cà phê, nhiều hơn so với tổng lượng đường mỗi ngày cơ thể cần.
Tùy vào từng loại mía mà lượng chất xơ sẽ khác nhau. Một số sản phẩm không có hoặc rất ít chất xơ. Nước mía không phải là đường nguyên chất.
Thành phần dinh dưỡng của nước mía gồm 70-75% nước, 10% chất xơ, 13-15% đường ở dạng sucrose.
Ở dạng chưa được chế biến, nước mía cũng được biết đến như là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa phenolic và flavonoid dồi dào. Những chất chống oxy hóa có trong nước mía khiến nhiều người cho rằng nó có lợi cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, nước mía còn cung cấp sắt, vitamin A, vitamin C, vitamin B1, B2,B3,B6 cùng các phytonutrient, protein, chất chống oxy hóa, chất xơ hoà tan cần thiết cho cơ thể.
Thai 8 tuần uống nước mía được không?
Nước mía được yêu thích bởi vị ngọt tự nhiên và giải khát hiệu quả. Trong nước mía còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết như natri, kali, sắt,… không chứa chất béo và cholesterol xấu nên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Tăng cường chức năng gan, giảm triệu chứng của các bệnh liên quan đến gan như vàng da.
- Phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú.
- Cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.
- Giảm nhẹ bệnh tiểu đường.
- Hỗ trợ xương khớp, răng phát triển.
- Duy trì sức khỏe thận.
- Hỗ trợ xương và răng phát triển
- Giảm đau do một số bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, sỏi thận, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Ngoài ra, nước mía cũng chứa nhiều loại vitamin cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Những tác dụng của nước mía đối với mẹ bầu:
- Bổ sung năng lượng, giảm các triệu chứng ốm nghén giai đoạn đầu thai kỳ.
- Cải thiện hệ miễn dịch, chống lại một số bệnh mà trong giai đoạn mang thai nữ giới thường dễ mắc phải.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu ở nữ giới khi mang thai.
- Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, giúp thai nhi tăng cân, khỏe mạnh.
- Duy trì và bổ sung lượng ối cho mẹ bầu.
Thai 8 tuần uống nước mía được không? Theo các chuyên gia cho biết, thai 8 tuần hoặc bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ mẹ bầu nếu có thể uống nước mía. Tuy nhiên, không nên lạm dụng uống quá nhiều nước mía vì nó có thể gây tiểu đường thai kỳ. Chỉ nên uống 3 -4 ly mỗi tuần và không uống quá 400ml mỗi ly.
Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý không không nước mía đã để ở nhiệt độ phòng 15 phút, đồng thời nên chọn địa chỉ uy tín, đảm bảo vệ sinh và chất lượng để mua nước mía.
Mẹ bầu nên uống nước mía như thế nào để tốt cho thai kỳ?
Mặc dù nước mía cung cấp một lượng rất lớn chất dinh dưỡng cần cho bà bầu nhưng nó lại chứa hàm lượng đường và carbs cao. Trung bình trong 1 ly nước mía khoảng 240ml có: 183 calo, 0-13g chất xơ và có đến 50g đường. Lượng đường này tương đương với 12 muỗng cà phê.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nữ giới trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 6 thìa cà phê đường mỗi ngày. Như vậy có thể thấy hàm lượng đường có trong nước mía rất lớn, mẹ bầu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ nên cân nhắc việc uống nước mía trong thời gian mang thai.
Chỉ nên uống tối đa 3 lần/tuần vì nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường cao nên những người hay đầy bụng, tỳ vị hư yếu có thể bị đi ngoài và tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ hoặc béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.
Nên lựa chọn nước mía tươi, không dùng nước mía đã để lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp vì đây là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn.
Vào 3 tháng cuối, nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi cũng cao hơn giai đoạn trước, vậy nên mẹ có thể tăng lượng nước mía lên 150-200ml/lần và uống 2-3 lần/tuần để cung cấp dưỡng chất và giúp bé nhanh tăng cân hơn.
Thai 8 tuần không nên ăn gì?
Ở mỗi thời điểm mang thai mẹ cần hạn chế một số loại thực phẩm khác nhau để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Cụ thế ở tuần thứ 8 của thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn:
- Pate: trong pate có chứa nhiều vi khuẩn Listeria không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
- gan động vật: Đây là thực phẩm chứa nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch và huyết áp của mẹ bầu. Ngoài ra, gan động vật còn chứa nhiều vitamin A vượt ngưỡng an toàn có thể gây dị tật thai nhi.
- Sữa tươi chưa tiệt trùng: có chứa các loại vi khuẩn có hại cùng nhiều mầm bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Thức uống chứa cồn: Rượu, bia, đồ uống có cồn gây hại cho gan của mẹ và khiến phôi thai có nguy cơ cao dị tật.
- Trứng chưa chín kỹ: Các loại trứng lòng đào, trứng ốp la chứa vi khuẩn salmonella nguy hiểm cho sự phát triển của phôi thai.
- Xúc xích,thịt hun khói, nem chua: Những loại thịt chế biến tươi sống có thể chứa các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Tìm hiểu thêm:
- Thai 8 tuần tuổi uống nước mía được không?
- Hút thai 8 tuần hết bao nhiêu tiền?
- Thai 8 tuần phát triển như thế nào?
Hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc giải đáp thai 8 tuần uống nước mía được không. Ngoài ra, nếu như còn băn khoăn về sức khỏe nào khác hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0836 633 399 - (0243)8 255 599
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại
- Hotline: 0836 633 399 - (0243)8 255 599
- Click [Tư vấn trực tuyến]
- Để tiết kiệm chi phí hãy [ĐỂ LẠI SĐT]
Ngày sửa: 17-03-2023
“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]
Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]
Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]
Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]