Trước khi siêu âm thai có được ăn không?

Trương Thị Vân Tác giả Thạc sĩ - Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa I - Chuyên ngành Sản Phụ Khoa Xem đầy đủ >>
556 Ngày đăng: 17-12-2020

Mang thai khiến mẹ bầu chú trọng hơn tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng trong ngày. Nếu thiếu chất, nạp không đủ thức ăn vào cơ thể có thể khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, tụt huyết áp, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nhiều người nói rằng, trước khi đi siêu âm thai mẹ bầu cần nhịn ăn để cho kết quả chính xác nhất. Vậy trước khi siêu âm thai có được ăn không? Cần chú ý những gì? Bài viết sau sẽ giải đáp cụ thể điều này.

Thời điểm siêu âm tốt nhất

Trước khi tìm hiểu trước khi siêu âm thai có được ăn không cần tìm hiểu khái quát về siêu âm thai và các điều cần lưu ý.

Siêu âm thai là một dạng kiểm tra chẩn đoán y khoa không xâm lấn sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của thai nhi, tử cung cùng các cơ quan khác nằm trong khung xương chậu. Đây là một trong những hình thức kiểm tra không thể thiếu khi mẹ bầu đi khám thai. Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ có thể giúp mẹ bầu biết được thai nhi đang phát triển ra sao, có tim thai chưa, nhịp tim bao nhiêu, giới tính gì, thai đang nằm trong hay ngoài tử cung, đơn thai hay đa thai…

Thông thường, mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm thai trong những tuần thai sau:

  • Thai 4 – 8 tuần tuổi: Siêu âm thai lúc này giúp mẹ bầu biết phôi thai đã vào tử cung an toàn hay chưa và đã xuất hiện tim thai chưa.
  • Thai 12 – 14 tuần tuổi: Siêu âm thai lúc này giúp mẹ bầu biết tuổi thai, dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể ở thai đồng thời biết thai của mình là thai đơn hay đa thai.
  • Thai 21 – 24 tuần tuổi: Siêu âm thai lúc này giúp mẹ bầu biết bé có phát triển bình thường hay không, có gặp bất thường về hình dạng bên ngoài không (như hở hàm ếch, dị dạng cơ quan bên trong…).
  • Thai 30 – 32 tuần tuổi: Siêu âm thai lúc này giúp mẹ bầu kiểm tra dây rốn và nước ối đồng thời phát hiện những bất thường xuất hiện muộn ở bé (bất thường ở tim, động mạch…).

Trước khi siêu âm thai có được ăn không?

Hầu hết khi tiến hành siêu âm, mẹ bầu sẽ được yêu cầu làm thêm xét nghiệm máu và đo nhịp tim thai mà để kết quả xét nghiệm máu chính xác thì mẹ bầu cần cố gắng nhịn ăn trong khoảng thời gian nhất định (khoảng 8 – 10h), có thể uống nước.

Nếu siêu âm và xét nghiệm máu vào buổi sáng thì mẹ nên nhịn ăn sáng. Việc ăn sáng có thể ảnh hưởng không nhỏ tới thành phần máu khiến kết quả xét nghiệm máu thiếu chính xác. Sau khi lấy máu xong, mẹ bầu cần được bổ sung dinh dưỡng ngay lập tức để tránh bị hạ đường huyết mà ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mẹ có thể lấy máu trước rồi ăn sáng, sau đó tiến hành siêu âm cũng được. Tuy nhiên, khi ăn thì nên ăn những món nhẹ nhàng, tránh ăn no, tránh uống nước có ga, nước trái cây, cafe, rượu, bia và hút thuốc là được.

Với thai nhỏ dưới 10 tuần thì mẹ bầu nên chú ý uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm để tử cung được đẩy lên, hình ảnh thu được bên trong tử cung đảm bảo độ sắc nét hơn. Còn sau tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu cần đi tiểu để làm trống bàng quang trước khi tiến hành siêu âm.

Siêu âm thai lần đầu có phải nhịn ăn không?

Ngay khi thấy que thử thai xuất hiện 2 vạch là chị em cần chủ động đi khám thai ngay. Việc khám thai lúc này rất quan trọng giúp chị em biết bản thân có thực sự đang mang thai hay không, phôi thai đã di chuyển vào tử cung chưa, sức khỏe có gặp vấn đề gì không, có mắc phải các bệnh truyền nhiễm gì nguy hiểm không (chẳng hạn như viêm gan B, giang mai, thủy đậu, sởi…).

Như đã chia sẻ ở mục trên thì trong lần siêu âm thai đầu tiên thường có cả xét nghiệm máu. Do đó, để kết quả thu được chính xác nhất thì tốt nhất là mẹ bầu nên nhịn ăn trong vòng 8 – 10h. Nếu siêu âm vào buổi sáng thì nên nhịn ăn sáng đồng thời uống nhiều nước và nhịn tiểu.

Có thể bạn quan tâm:

Bà bầu trước khi siêu âm có phải nhịn ăn không?
Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được
Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai

Những lưu ý khi đi siêu âm thai

Siêu âm có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Do đó, mẹ bầu nên tuân thủ theo lịch trình siêu âm của bác sĩ chứ không được siêu âm tùy hứng. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý:

  • Không sử dụng chất kích thích ít nhất 12 tiếng trước khi siêu âm, không dùng chất kích thích trong suốt quá trình mang thai thì càng tốt.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để việc siêu âm diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Giữ tâm lý thoải mái, thả lỏng người trong khi siêu âm.
  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình siêu âm.
  • Nếu đang bị sốt thì mẹ bầu cần tiến hành siêu âm càng nhanh càng tốt.

Ngoài ra, mẹ bầu cần tìm tới địa chỉ khám thai uy tín để khám thai, siêu âm thai cho kết quả chính xác nhất. Một trong những địa chỉ uy tín được hàng triệu mẹ bầu tin tưởng lựa chọn trong thời gian qua phải kể đến là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội). Phòng khám được xây dựng và phát triển theo mô hình “bệnh viện khách sạn” nên đầu tư rất nhiều máy móc hiện đại với đầy đủ dụng cụ chuyên dụng cần thiết như:

  • Hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động
  • Máy phân thích nước tiểu 10 thông số
  • Công nghệ ánh sáng sinh học
  • Thiết bị siêu âm 2D, 3D, 4D
  • Sóng cao tần của Mỹ
  • Công nghệ Laser CO2

Tất cả được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng đạt chuẩn theo đúng quy định của Bộ Y tế. Dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, tận tâm, chăm sóc người bệnh như người nhà, bảo mật thông tin tuyệt đối. Chi phí niêm yết công khai minh bạch rõ ràng, không chênh lệch quá nhiều so với các bệnh viện lớn.

Hơn nữa, toàn bộ đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám đều là những người có trình độ chuyên môn giỏi, ưu tú, đầu ngành, giàu kinh nghiệm, từng công tác và làm việc tại nhiều trung tâm, bệnh viện lớn của thủ đô. Các bác sĩ luôn tận tâm, hết mình vì sức khỏe của người dân, trực tiếp tham gia vào quá trình thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh (nếu người thăm khám mắc phải bệnh lý nào đó). Điển hình phải kể đến là:

  • Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện: Chuyên khoa II Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm về khám phụ khoa, khám thai, siêu âm thai, đình chỉ thai, đặt vòng tránh thai, tư vấn kế hoạch hóa gia đình.
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm về khám chữa các bệnh phụ khoa, tư vấn kế hoạch hóa gia đình, khám thai, siêu âm thai, đặt vòng tránh thai, thẩm mỹ vùng kín.
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm về khám thai, siêu âm thai, tư vấn kế hoạch hóa gia đình và khắc phục các vấn đề bất thường tại vùng sinh dục cho chị em phụ nữ, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
  • Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm về khám thai, siêu âm thai, chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh.

Thời gian làm việc linh hoạt cả ngoài giờ hành chính từ 8h – 20h hàng ngày (không ngày nghỉ).

Để chủ động và tiết kiệm thời gian, mẹ bầu có thể đặt hẹn trước tại phòng khám tại Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 bằng cách nhấp chuột [tại đây] hoặc gọi tới đường dây nóng (024) 38255599 – 083.66.33.399.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về việc siêu âm thai, biết trước khi siêu âm thai có được ăn không và cần chú sy những gì để thu được kết quả nhanh chóng, chính xác nhất.

 

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Ngày sửa: 17-12-2020

Bài viết liên quan
co-thai-12-tuan-biet-trai-hay-gai-chua13TH07 Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

“Có thai 12 tuần biết trai hay gái chưa” là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bậc cha mẹ đêu mong muốn khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ xuất hiện. Nếu như bạn có cùng câu hỏi và mong muốn tìm lời giải đáp, hãy đọc bài viết dưới […]

thai-12-tuan-uong-canxi-duoc-chua13TH07 Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Thai 12 tuần uống canxi được chưa là băn khoăn của nhiều bà mẹ với bác sĩ sản khoa. Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt khi mang thai bởi nó góp phần quan trọng cho sự phát triển xương và răng của em […]

thai-12-tuan-nhip-tim-bao-nhieu06TH07 Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tuần thứ 12 của thai kì là thời gian bà bầu bước và giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Thời gian này thai nhi hình thành các cấu trúc cơ thể một cách chi tiết và rõ ràng hơn. Thai 12 tuần nhịp tim xuất hiện cũng biểu hiện một dấu mốc quan trọng […]

thai-12-tuan-sieu-am-bung-hay-dau-do04TH07 Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Việc lựa chọn hình thức siêu âm theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Đây là dấu mốc quan trọng, các bộ phận của bé cơ bản đã được hình thành nên mẹ cần đặc […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Đa khoa Y học Quốc tế